Ngành trí tuệ nhân tạo là gì? Tổng quan ngành trí tuệ nhân tạo

Ngành trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tổng quan ngành Trí tuệ nhân tạo Đại học FPT sẽ được thông tin cụ thể bên dưới.

 

 

Mục lục xem nhanh

1. Trí tuệ nhân tạo là gì?2. Lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam3. Ngành Trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT4. Ngành Trí tuệ nhân tạo học gì?5. Cơ hội việc làm của ngành Trí tuệ nhân tạo6. Mức lương ngành Trí tuệ nhân tạo

1. Trí tuệ nhân tạo là gì?

 

Ngành trí tuệ nhân tạo (TTNT) là một ngành nghề mới trong lĩnh vực khoa học máy tính. Trí tuệ nhân tạo với tên tiếng anh Artificial Intelligence hay còn được viết tắt AI, được định nghĩa một cách đơn giản, dễ hiểu là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc do con người tạo ra. Điều này ngược lại với trí thông minh của con người. Nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo là làm cho những cỗ máy "vô tri, vô giác" có được khả năng của trí tuệ và xử lý thông minh của con người. Cụ thể hơn là biết suy nghĩ, lập luận đưa ra cách giải quyết vấn đề;  có giao tiếp (hiểu, phản ứng) với ngôn ngữ tự nhiên của con người (tiếng nói, chữ viết); có khả năng học và tự thích nghi với những môi trường và điều kiện khác nhau.

 

Mục đích của việc nghiên cứu AI là để sao chép lại quá trình học tập, tư duy và suy nghĩ của con người sau đó áp dụng cho máy học. Quá trình nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo bao gồm học tập (tự thu thập, học hỏi những thông tin xung quanh và tìm ra quy tắc sử dụng thông tin), sau đó lập luận (lập luận và tư duy thông tin theo những quy tắc từ trước, để cho ra kết quả) và khả năng tự sửa lỗi.

 

Khái niệm về công nghệ AI được xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1956 tại hội nghị The Dartmouth. Người đã đề xuất cho ý tưởng này là nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy. Ngày nay, khi nhắc đến AI tức là bao gồm tất cả mọi thứ từ quá trình tự động hoá robot đến người máy thực tế và nhiều ứng dụng thông minh khác.

 

2. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

 

Năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và AI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới. Chiến lược này nhằm mục đích xây dựng 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực và phát triển ba trung tâm dữ liệu lớn và máy tính hiệu suất cao quốc gia.

 

Cũng theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của chính phủ (Government AI Readiness Index)” năm 2022 của Oxford Insights (Vương quốc Anh) công bố, Việt Nam đứng thứ 55 trên thế giới và đứng thứ 6 trong ASEAN (tăng 7 bậc so với với năm 2021 theo xếp hạng trên thế giới là 62/160). Điểm trung bình của Việt Nam đạt mức 53.96 (tăng so với năm 2021 là 51.82), vượt qua ngưỡng trung bình của thế giới (44.61).

 

Bắt nhịp với xu thế công nghệ mới, một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã xây dựng và phát triển các Trung tâm nghiên cứu và phát triển AI, thu hút nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này đến làm việc. Đồng thời, đã có một lực lượng tương đối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo áp dụng công nghệ AI trong các sản phẩm, dịch vụ mới, hứa hẹn sẽ là những lực lượng doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực AI.

 

Tại AI Summit 2022, đại diện FPT cho biết, AI là một trong 4 công nghệ cốt lõi trong chiến lược công nghệ của FPT và Tập đoàn đang tập trung đưa AI vào tất cả các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp Made by FPT, tạo ra những sản phẩm, giải pháp thông minh với những tính năng vượt trội cho từng ngành, từng lĩnh vực. Hiện hệ sinh thái công nghệ AI của FPT có hơn 20 giải pháp đang phục vụ hơn 20 triệu người dùng cuối và 600 triệu lượt sử dụng/năm.

 

3. Ngành trí tuệ nhân tạo Đại học FPT

 

Với nền tảng công nghệ vững chắc từ tập đoàn công nghệ FPT, Đại học FPT là một trong những trường đại học tiên phong đưa ngành Trí tuệ nhân tạo vào chương trình giảng dạy đại học chính quy tập trung đầu tiên tại Việt Nam. Năm 2023, trường Đại học FPT Tuyển sinh ngành Trí tuệ nhân tạo trên toàn quốc. Chi tiết về các phương thức xét tuyển thí sinh có thể xem tại: Quy chế Tuyển sinh Đại học FPT 2023.  



Sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo Đại học FPT được tiếp cận công nghệ hiện đại, nhiều bạn trẻ đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo, sáng tạo những sản phẩm thông minh.

 

Các sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ được đào tạo tại một trong trong năm campus của Đại học FPT trên cả nước là: TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ. Sinh viên được học những kiến thức nền tảng của CNTT và kiến thức chuyên sâu ngành Trí tuệ nhân tạo.

 

✔ Chương trình đào tạo thừa hưởng thế mạnh nền tảng công nghệ của Tập đoàn FPT, sinh viên tiếp cận với xu hướng hàng đầu thế giới như Blockchain, AI, Cloud,...

✔ Sử dụng giáo trình bản quyền quốc tế, xây dựng khung chương trình học dựa trên các chuẩn học thuật - nghề nghiệp (ACM, ABET, VINASA)

✔ Môi trường học tập quốc tế: với Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài và Kỳ học chuyên ngành tại nhiều quốc gia 

✔ Đồng hành bởi đội ngũ giảng viên là chuyên gia nhiều năm thực chiến trong ngành, tu nghiệp tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản…

✔ Sinh viên thông thạo 2 ngoại ngữ (Tiếng Anh và Tiếng Nhật), sẵn sàng hội nhập toàn cầu

✔ Đào tạo trong doanh nghiệp ngay từ năm 3 chuyên ngành tại 350+ đối tác doanh nghiệp, tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp

✔ Đời sống sinh viên phong phú mang đến trải nghiệm sinh viên toàn diện 

 

4. Ngành trí tuệ nhân tạo học gì - Chương trình đào tạo Đại học FPT

 

Chương trình đào tạo ngành trí tuệ nhân tạo Đại học FPT là 145 tín chỉ (chưa bao gồm học phần tiếng anh, giáo dục quốc phòng và các hoạt động rèn luyện bắt buộc). Với 2 giai đoạn: kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành (9 học kỳ) để đảm bảo đầy đủ kiến thức cho sinh viên.

 

Giai đoạn kiến thức nền tảng: Thời gian kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo năng lực đầu vào của sinh viên. Đây là giai đoạn sinh viên trang bị kiến thức nền tảng cho quá trình học đại học, được đào tạo chương trình Tiếng Anh dự bị (trường hợp các bạn sinh viên đã có chứng chỉ IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 sẽ được miễn học tiếng anh). Ngoài ra sinh viên còn học thêm những môn học để trau dồi những kỹ năng khác như nhạc cụ truyền thống, các môn học thể chất (Vovinam) để phát triển bản thân một cách toàn diện.

 

Giai đoạn kiến thức chuyên ngành: Đây là giai đoạn quan trọng vì sinh viên được đào tạo những kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu chuyên sâu, thực hành thực tế. Kiến thức chuyên môn ở 9 học kỳ này: tổng quan về ngành trí tuệ nhân tạo, kiến trúc máy tính, ngôn ngữ lập trình, nền tảng về hệ điều hành và cơ sở dữ liệu, các kỹ năng làm việc cá nhân - nhóm - tổ chức,...

 

Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo Đại học FPT đi sâu nghiên cứu các hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn.


HỌC KỲ   MÔN HỌC KIẾN THỨC ĐẠT ĐƯỢC
KỲ 1
  • Tổ chức và kiến trúc máy tính
  • Nhập môn khoa học máy tính
  • Toán cho ngành kỹ thuật
  • Cơ sở lập trình Python
  • Vovinam 2
  • Kỹ năng học tập đại học 
  • Sinh viên làm quen với ngôn ngữ lập trình, những chương trình cơ bản đến phức tạp.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức và kỹ năng về toán rời rạc.
  • Ứng dụng Toán trong ngành công nghệ thông tin.
  • Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập. 
KỲ 2
  • Trí tuệ nhân tạo
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật với Python
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Toán rời rạc
    Vovinam 3
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức về lý thuyết, thực hành và công cụ để phân tích, thiết kế, triển khai các ứng dụng phần mềm TTNT
  • Sinh viên hiểu về kiến trúc và tổ chức máy tính
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức cấu trúc dữ liệu và giải thuật với Python.
  • Làm việc nhóm: Sinh viên học cách làm việc nhóm hiệu quả, phát triển nhóm, thành viên nhóm, đa dạng nhóm, lãnh đạo nhóm, động lực nhóm, mâu thuẫn và gắn kết trong các nhóm, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc họp và công nghệ và các nhóm ảo. 
KỲ 3
  • Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu với Python và SQL
  • Đạo đức trong CNTT
    Tiếng Nhật sơ cấp 1-A1.1
  • Toán cho học máy
  • Xác suất thống kê

  • Sinh viên có thể giải thích và vận dụng được các kiến thức về thuật toán, lập trình và toán chuyên ngành thiết yếu liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Hiểu và vận dụng được các kiến thức toán học, các công cụ phát triển phổ biến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
  • Sinh viên có khả năng ứng dụng các bài toán xác suất thống kê để phân hoạch và tối ưu cho khai phá dữ liệu.
 


KỲ 4
  • Học máy
  • Thị giác máy tính
  • Dự án Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu
  • Tiếng Nhật sơ cấp 1-A1.2
  • Nhập môn Kỹ thuật phần mềm
  • Sinh viên nắm vững quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các quy trình sử dụng trong ngành công nghệ phần mềm: Water Fall, Spiral, Interative Development, Agile.
  • Sinh viên có thể tổng hợp và phân tích được các kiến thức công nghệ cốt lõi và các công cụ của TTNT, KHDL để xây dựng các hệ thống thông minh ứng dụng TTNT và KHDL.
  • Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML.
KỲ 5
  • Học phần 1 của Combo
  • Học phần 2 của Combo
  • Học sâu
  • Phát triển web với Python
  • Sinh viên có kiến thức về phân chia và chinh phục & đệ quy trong thuật toán; thân tích xác suất và thuật toán ngẫu nhiên, thuật toán đa luồng, lập trình tuyến tính…
  • Sinh viên có thể phát triển website với Python.

KỲ 6
  • Trải nghiệm khởi nghiệp 1
  • Đào tạo trong doanh nghiệp
  • Sinh viên làm việc trong các dự án thực tế trong nước và quốc tế tại FPT Software hoặc các công ty phần mềm trong và ngoài nước là đối tác của Đại học FPT từ 4 – 8 tháng.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức khởi nghiệp.
KỲ 7
  • Học phần 3 của Combo
  • Phát triển ứng dụng TTNT với TensorFlow
    Kỹ năng viết học thuật
  • Trải nghiệm khởi nghiệp 2
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên
  • Sinh viên biết được phương pháp tính toán của trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu robot, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý hình ảnh…
  • Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ lập trình mà mình lựa chọn học
  • Sinh viên được trang bị kiến thức khởi nghiệp.
KỲ 8
  • Học phần 4 của Combo
  • Thiết kế sản phẩm TTNT
  • Triết học Mác – Lê-nin
  • Kinh tế chính trị Mác – Lê-nin
  • Quản trị dự án
  • Học tăng cường
  • Sinh viên có khả năng phát triển sản phẩm TTNT chuyên nghiệp một cách độc lập và theo nhóm dựa trên hiểu biết về quy trình đặc tả, thiết kế và thương mại hóa sản phẩm TTNT.
  • Sinh viên có kiến thức của vai trò Quản lý dự án như: Lập kế hoạch, dự đoán các rủi ro, điều phối nhân lực và chia công việc. Ngoài ra, các kiến thức về quản lý nhân sự, phối hợp nhân viên, xử lý xung đột sẽ được cung cấp để nâng cao kinh nghiệm cho việc quản lý.
KỲ 9
  • Đồ án tốt nghiệp TTNT
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Sinh viên thực hiện và sở hữu đồ án/ứng dụng của riêng mình.
  • Sinh viên có kỹ năng làm báo cáo khoa học và trình bày trước hội đồng khoa học nhà trường.
  • Từ những kinh nghiệm tích luỹ xuyên suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

5. Cơ hội việc làm của trí tuệ nhân tạo

 

Trong bối cảnh phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0, Trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là bộ não của cuộc cách mạng này. Trên thế giới, các quốc gia đầu tư vào nghiên cứu AI rất mạnh mẽ. Thậm chí, tại Mỹ người ta không gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp mà gọi là “Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo". Tại Việt Nam, AI được đưa vào danh mục ưu tiên phát triển trong giai đoạn hiện nay của đất nước với tiềm năng phát triển rất lớn. Theo báo cáo của chuyên gia tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Quốc gia năm 2022, những chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực này luôn đứng top 3 về thu nhập, tuy nhiên nguồn nhân lực chỉ đáp ứng 10% nhu cầu doanh nghiệp. 

 

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo có cơ hội việc làm đa dạng với một số vị trí điển hình như:

  • Kỹ sư phát triển ứng dụng AI (các ứng dụng, phần mềm có chức năng gần hơn và thân thiện với con người)
  • Kỹ sư phát triển, vận hành hệ thống tự động hóa/Robot ứng dụng AI (thiết kế, chế tạo, lập trình, tích hợp hoạt động robot; các hoạt động, dây chuyền tích hợp robot và công nghệ AI)
  • Kiến trúc sư dữ liệu (các kiến trúc sư lập trình dữ liệu theo hướng AI)
  • Giảng viên giảng dạy AI tại các trường đại học
  • Chuyên gia nghiên cứu về AI trong các viện nghiên cứu (xu hướng học thuật, nghiên cứu hướng phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng vào cuộc sống)
  • Chuyên gia tư vấn giải pháp ứng dụng AI trong sản xuất kinh doanh
  • Tiếp tục các chương trình học tập sau đại học
  • Khởi nghiệp

 

6. Mức lương ngành trí tuệ nhân tạo

 

Theo báo cáo của chuyên gia tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Quốc gia năm 2022, những chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực này luôn đứng top 3 về thu nhập, tuy nhiên nguồn nhân lực chỉ đáp ứng 10% nhu cầu doanh nghiệp.  

 

Công nghệ AI được chính phủ đưa vào danh mục ưu tiên phát triển trong giai đoạn hiện tại của đất nước. Đây là minh chứng cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Những chuyên gia, kỹ sư trong lĩnh vực công nghệ AI không chỉ được trả lương rất cao còn nhận được rất nhiều chế độ hấp dẫn khác.

 

Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin (IT) VN năm 2022 vừa được TopDev - Nền tảng tuyển dụng IT tại VN công bố, mặc dù kỹ sư ngành trí tuệ nhân tạo đang được các nhà tuyển dụng săn đón và trả mức lương khá cao từ 4.000 - 10.000 USD/tháng (khoảng 95 - 230 triệu đồng), song nguồn cung tại Việt Nam còn rất hạn chế.

 

 

 

 

Tin tức Liên quan