Định hướng đào tạo

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên làm việc liên quan đến công nghệ phần mềm ở đa dạng các lĩnh vực: lập trình - xây dựng, giải pháp, phân tích, kiểm thử, quản lý chất lượng... phần mềm nói riêng và ứng dụng Công nghệ thông tin vào vận hành doanh nghiệp nói chung. 

Hiện tại, sinh viên Đại học FPT đã và đang làm việc tại Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường Công nghệ Thông tin hàng đầu của thế giới.

 

Học ngành này - Làm nghề gì?

  • Giám đốc kỹ thuật

  • Quản lý dự án (PM)

  • Lập trình viên (Coder)

  • Kỹ sư cầu nối (BrSE)

  • Kiểm thử phần mềm (Tester)

  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm

  • Quản lý dự án Công nghệ Thông tin

  • Quản lý kỹ thuật

  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT

VÌ SAO HƠN 50.000 SINH VIÊN LỰA CHỌN ĐH FPT?

100% Sinh viên được nhà tuyển dụng chào đón
100% Sinh viên được học tập bằng tiếng Anh
100% Sinh viên có học kỳ nước ngoài và trải nghiệm quốc tế
10% Cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài
9.8% Cựu sinh viên trở thành lãnh đạo, quản lý
5% Sinh viên khởi nghiệp

campus đại học FPT Quy Nhơn

Không gian xanh trong lành, kích thích sinh viên học tập, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Trường Đại học FPT tiên phong sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy và học tập. Các khu vực giải trí, tiện ích, thể thao tích hợp giúp sinh viên phát triển cá nhân toàn diện.

Lộ trình đào tạo

Giai đoạn 04Chuyên ngành hẹp & Đồ án tốt nghiệp (3 học kỳ)
Giai đoạn 03Thực tập thực tế ( On the job 
training - OJT) (4 - 8 tháng)
 
Giai đoạn 02Kiến thức cơ sở
(5 học kỳ)
Giai đoạn 01Nền tảng, hội nhập
(6 tháng - 1 năm)
3 - 4 năm3 học kỳ/ năm

Đào tạo khác biệt

  • Sinh viên học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật. 
  • Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được thiết kế theo chuẩn AMC của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm ABET của Accreditation Board for Engineering and Technology, Mỹ và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA). 
  • Sinh viên được đào tạo về quy trình phát triển phần mềm, phương pháp kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế các ứng dụng Công nghệ Thông tin theo xu hướng SMAC của thế giới. (SMAC = Social - Mạng xã hội, Mobility - Di động, Analytics - Phân tích dữ liệu, Cloud - Điện toán đám mây).
  • Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài. 
  • Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học tập chuyên ngành tại Universiti Brunei Darussalam, Brunei hoặc học viên SRM Institute of Science & Technology, India. 
  • Năm thứ 3, sinh viên tham dự học kỳ OJT – Thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên được làm việc thực tế trong các dự án của FPT Software – TOP 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành.
  • Sinh viên có phương pháp học đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm

Học kỳ học phầnkỹ năng đạt được
Nền tảng
  • Định hướng + Rèn luyện tập trung
  • Phương pháp học Đại học hiệu quả
  • Vovinam
  • 01-05 Level tiếng Anh
  • Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài
  • Nhạc cụ truyền thống
  • Sinh viên có phương pháp học Đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
  • Sinh viên tìm hiểu về giá trị của âm nhạc truyền thống, sinh viên có thể chơi một số nhạc cụ truyền thống như sáo, nhị, tỳ bà... Sinh viên tự tin hơn trước đám đông, rèn luyện những thói quen tốt: kiên trì và tỉ mỉ
Học kỳ 1
  • Nhập môn khoa học máy tính
  • Tổ chức và Kiến trúc máy tính
  • Cơ sở lập trình Toán cho ngành kỹ thuật
  • Kỹ năng học tập đại học
  • Vovinam 2
  • Sinh viên có bức tranh tổng thể về CNTT thông qua các khái niệm cơ bản: lịch sử phát triển, công cụ, kiến trúc phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, mạng và Internet, cấu trúc dữ liệu...
  • Sinh viên tìm hiểu về kiến trúc và tổ chức máy tính: bao gồm các chủ đề về thiết kế vật lý của máy tính (tổ chức) và thiết kế lôgic của máy tính (kiến trúc).
  • Sinh viên được học về các ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ C; quá trình phát triển phần mềm; lập trình căn bản dùng C.
  • Sinh viên được tăng cường các kiến thức cơ bản của giải tích và đại số tuyến tính và các ứng dụng của chúng trong khoa học, kỹ thuật. Sinh viên được trang bị phương pháp học đại học hiệu quả.
Học kỳ 2
  • Hệ điều hành
  • Mạng máy tính
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Toán rời rạc
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Vovinam 3
  • Sinh viên được giới thiệu về hệ điều hành, nắm được các kiến thức về hệ thống mạng máy tính, kiến trúc mạng, các mô hình tham chiếu, các giao thức, họ giao thức TCP/IP, một số kiến thức cơ bản về an ninh mạng.
  • Sinh viên có kiến thức nền tảng toán học cho khoa học máy tính.
  • Sinh viên được trang bị kỹ năng làm việc nhóm, bao gồm cả cách làm việc, triển khai, trao đổi các chiến lược và giao tiếp trong nhóm hiệu quả.
Học kỳ 3
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Thiết kế Web
  • Thực hành OOP với Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Ngoại ngữ 2 : Tiếng Nhật 1
  • Sinh viên có kiến thức về các hệ cơ sở dữ liệu với các mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.
  • Sinh viên hiểu về Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản để tạo các trang web, Cascading Style Sheets, Javascript.
  • Sinh viên được thực hành các bài lập trình hướng đối tượng với ngôn ngữ Java.
  • Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về cấu trúc dữ liệu và các thuật toán được cài đặt cho các cấu trúc dữ liệu, sử dụng ngôn ngữ Java để minh họa.
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
Học kỳ 4
  • Phát triển ứng dụng Java web
  • Nhập môn kỹ thuật phần mềm
  • Internet vạn vật
  • Xác suất thống kê Ngoại ngữ 2 : Tiếng Nhật 2
  • Sinh viên biết cách xây dựng các ứng dụng web phức tạp trong môi trường doanh nghiệp, được giới thiệu về Java Enterprise Edition.
  • Sinh viên có kiến thức chung về các tiến trình và vòng đời trong Kỹ thuật phần mềm và quản lý các dự án.
  • Sinh viên được tiếp cận với các kiến thức cơ bản của Internet vạn vật.
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ nâng cao: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
Học kỳ 5
  • Lập trình di động
  • Yêu cầu phần mềm
  • Kiểm thử phần mềm
  • Quản trị dự án
  • Đạo đức trong CNTT
  • Sinh viên có đủ kiến thức cơ bản về lập trình Android để sinh viên có thể phát triển các ứng dụng hữu ích cũng như tự học thêm dễ dàng hơn.
  • Sinh viên biết cách Quản trị dự án nói chung và dự án CNTT nói riêng một cách hiệu quả.
  • Sinh viên nắm vững các vấn đề liên quan đến đạo đức của người làm CNTT và người dùng CNTT, sở hữu trí tuệ, an toàn và bảo mật, tội phạm máy tính và Internet…
Học kỳ 6
  • Thực tập làm việc thực tế tại doanh nghiệp
  • Sinh viên làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT hoặc hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của tập đoàn FPT trên toàn thế giới.
Học kỳ 7
  • UI/IX
  • Kiến trúc và Thiết kế phần mềm
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Môn chuyên ngành tự chọn 1
  • Môn chuyên ngành tự chọn 2
  • Sinh viên hiểu rõ nguyên tắc tâm lý của giao tiếp người máy, Đánh giá giao diện người sử dụng. Phân tích nhiệm vụ, thiết kế hướng người sử dụng, mô hình hóa và các công nghệ liên quan.
  • Sinh viên nắm vững các phương pháp luận quan trọng về thiết kế phần mềm, các kiểu kiến trúc phần mềm, hướng dẫn thiết kế và công cụ thiết kế.
  • Sinh viên được trang bị một số phương pháp nghiên cứu hữu ích, điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp luận, các thức thiết kế và thực hiện dự án nghiên cứu để sinh viên có thể tự thực hiện các dự án nghiên cứu sau này.
Học kỳ 8
  • Dự án phát triển ứng dụng
  • Môn chuyên ngành tự chọn 3
  • Môn chuyên ngành tự chọn 4
  • Sinh viên có kiến thức của vai trò Quản lý dự án như: Lập kế hoạch, dự đoán các rủi ro, điều phối nhân lực và chia công việc. Ngoài ra, các kiến thức về quản lý nhân sự, phối hợp nhân viên, xử lý xung đột sẽ được cung cấp để nâng cao kinh nghiệm cho việc quản lý. 

Học kỳ 9
  • Khóa luận tốt nghiệp
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Sinh viên thực hiện và sở hữu đồ án/ứng dụng/mô hình kinh doanh dịch vụ của riêng mình.
  • Sinh viên tự tin làm việc tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM?

<br>
 


VÌ SAO NÊN CHỌN NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM TẠI ĐH FPT?

bạn đã sẵn sàng để trở thành sinh viên đại học fpt?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Họ và tên *
Số điện thoại *
Ngày sinh *
RadDatePicker
RadDatePicker
Open the calendar popup.
Tỉnh thành *
Trường *
Chuyên ngành *
Nơi đăng ký *