Ngành quản trị kinh doanh - Học để làm “chủ”

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành học thuộc khối kinh tế được rất nhiều bạn lựa chọn theo học. Trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm đây luôn là ngành “hút” thí sinh đông đảo so với những ngành khác. Tìm hiểu ngay những thông tin tổng quan về ngành học này nhằm giúp bạn đưa ra quyết định có nên theo học ngành QTKD.

 

Nên học ngành QTKD trường Đại học nào tại TP. HCM?

 

Quản trị kinh doanh là gì?

 

Quản trị kinh doanh (tên tiếng Anh là Business Administration) là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp hoặc tổ chức, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

 

Khi theo học ngành này sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng và chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính - ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.

 

Sau khi học xong ngành Quản trị kinh doanh bạn sẽ có khả năng xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp; tìm kiếm thị trường; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, hay tự tạo lập doanh nghiệp cho riêng mình. Ngoài ra, sau khi học xong bạn cũng có thể theo học thêm các khóa nghiệp vụ để làm việc trong lĩnh vực kế toán, ngân hàng.

 

Học quản trị kinh doanh là học gì?

 

Quản trị kinh doanh học gì?

 

Ngành Quản trị kinh doanh là ngành học rất rộng, với nhiều chuyên ngành sâu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy từng trường mà sẽ có chương trình đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau.

 

Một số chuyên ngành của Quản trị kinh doanh bạn có thể tham khảo như:

 

  • QTKD tổng hợp: Đối với chuyên ngành này, bên cạnh những kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, kiến thức quản trị học, sinh viên còn được tiếp cận kiến thức về quản trị các lĩnh vực cụ thể như: quản trị dự án, quản trị sản xuất, quản trị bán hàng, quản trị tài chính….

 

  • Chuyên ngành Marketing: đào tạo hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, quảng bá thương hiệu, định giá sản phẩm, tổ chức sự kiện… qua các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như: Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Chiến lược sản phẩm, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR….

 

  • QTKD quốc tế: khi học chuyên ngành này sinh viên sẽ được trang bị vững chắc kiến thức về lý thuyết phân tích sự tác động của các yếu tố mang tính toàn cầu đến hoạt động của doanh nghiệp như: chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, công nghệ, phân tích tài chính, địa lý và văn hóa, thị trường ngoại hối và các hệ thống tỷ giá hối đoái trên thế giới; hiểu rõ về quản trị vận hành từ lập kế hoạch, thiết kế đến thực hiện các nghiệp vụ trong chuỗi cung ứng toàn cầu; quy trình sản xuất và quản trị dự án; khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh toàn cầu để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường đa văn hóa.

 

  • QTKD thương mại: sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, được đào tạo các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn để quản trị các doanh nghiệp thương mại thành công, có bản lĩnh kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế, khả năng tham mưu tốt cho lãnh đạo và các hoạt động thương mại có hiệu quả.

 

Sau khi tốt nghiệp quản trị kinh doanh bạn sẽ được thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau

 

>>> Có thể bạn quan tâm:

 

Học ngành quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

 

Ngành quản trị kinh doanh từ lâu đã là ngành học mang đến nhiều cơ hội và triển vọng nghề nghiệp. Vậy ngành quản trị kinh doanh làm gì sau khi ra trường? Thường thì ngành này phù hợp với những bạn có khả năng làm “lãnh đạo” bởi sẽ giúp bạn sẽ một bức tranh toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, công ty.

 

Trước khi lựa chọn theo học bất kỳ ngành nào, bạn nên tìm hiểu ngành đó ra trường sẽ làm những gì? Để xem có phù hợp hay không thì mới quyết định.

 

Có rất nhiều vị trí của ngành QTKD trong doanh nghiệp gồm: CEO, CFO (giám đốc tài chính), CMO (giám đốc marketing), CCO (giám đốc kinh doanh).... Các cấp bậc quản lý như trưởng phòng, trưởng nhóm. Chính vì vậy, từ năm 3 đại học bạn nên lựa chọn kỹ càng phương hướng mà mình muốn đi.

 

Các vị trí ngành QTKD gồm:

  • Chuyên viên Marketing
  • Chuyên viên kinh doanh
  • Chuyên viên quan hệ khách hàng
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên tư vấn quản trị thương mại
  • Quản lý doanh nghiệp
  • Giám đốc điều hành
  • Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn

 

Ngành Quản trị kinh doanh khá đặc thù, sinh viên cần phải trang bị đầy đủ kiến thức và khả năng thích ứng nhanh chóng để lựa chọn nghề nghiệp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan.

 

Khởi điểm sau khi tốt nghiệp các bạn sinh viên thường phụ trách các công việc như:

 

  • Chuyên viên phụ trách công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất.
  • Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
  • Bạn nào yêu thích công việc giảng dạy có thể theo đuổi trở thành Giảng viên chuyên ngành Quản trị tại các trường Đại học, cao đẳng.

 

Quản trị kinh doanh - ngành học đòi hỏi sự nhạy bén

 

Ngành quản trị kinh doanh FPT gồm những chuyên ngành nào?

 

Tại trường Đại học FPT sinh viên sẽ được trang bị kiến thức vững vàng và các kỹ năng cần thiết sau khi tốt nghiệp. Để theo đuổi đam mê bạn cần biết được cụ thể ngành Quản trị kinh doanh học những môn gì?

 

Kiến thức nền tảng về xã hội và những kỹ năng mềm là điều cần thiết và bất kỳ ngành nghề nào cũng cần.

 

Các môn nền tảng cần có

  • Ngoại ngữ: Trong thời đại toàn cầu hóa ngoại ngữ là điều vô cùng cần thiết. Sinh viên sẽ được học 3 cấp độ tiếng Anh căn bản, tiếp đến là 3 cấp độ tiếng Anh nâng cao và 4 cấp độ của tiếng Anh thương mại. Tại Đại học FPT sinh viên sẽ được học thêm 2 ngoại ngữ: Tiếng Hoa hoặc tiếng Nhật.
  • Tin học: Thành thạo máy tính và công nghệ thông tin là đều cần thiết mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi. Đặc biệt, đối với những ngành có liên quan đến quản lý và quản trị cần học tốt môn Tin học đại cương.

 

Các môn học cơ bản

  • Kiến thức cơ sở khối ngành: Ngành QTKD thuộc khối ngành Kinh tế. Những môn học bắt buộc như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Giao tiếp kinh doanh.
  • Kiến thức cơ sở ngành: là những kiến thức nền tảng riêng của ngành Quản trị kinh doanh gồm: Nhập môn QTKD, Môi trường KD quốc tế, Tiếp thị căn bản và Quan hệ kinh tế quốc tế.
  • Kiến thức ngành với các môn: Thống kê trong kinh doanh, Nguyên lý kế toán, Quản trị dự án, Quản trị sự kiện, Thương mại điện tử, Quản trị chất lượng và Quản trị tiếp thị.

 

Các môn học bổ trợ có liên quan

 

Những môn bổ trợ dù không trực tiếp thuộc ngành Quản trị kinh doanh nhưng có vai trò giúp sinh viên có thêm những kỹ năng và kiến thức giúp quá trình làm việc thuận lợi và trôi chảy hơn. Các môn học bổ trợ có:

  • Ngoại ngữ
  • Luật kinh tế
  • Thị trường chứng khoán
  • Thanh toán quốc tế
  • Kế toán chính trị

 

Các môn học chuyên sâu ngành Quản trị kinh doanh

 

Các môn học riêng biệt, mang tính cụ thể hóa môi trường làm việc và nhiệm vụ, trách nhiệm, cũng như tính chất ngành học có:

  • Quản trị dự án
  • Đạo đức kinh doanh
  • Hệ thống sản xuất tinh gọn
  • Quản trị nguồn nhân lực
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị marketing
  • Giao tiếp kinh doanh
  • Nghiên cứu thị trường
  • Hành vi tổ chức
  • Quản trị chất lượng
  • Quản trị rủi ro
  • Quản trị chiến lược

 

Các kỹ năng mềm

 

Kỹ năng mềm không chỉ riêng sinh viên Quản trị kinh doanh mà tất cả các bạn cần có. Kỹ năng mềm giúp bạn nâng cao năng suất và hiệu quả trong quá trình làm việc. Mỗi trường đại học sẽ lựa chọn những kỹ năng mềm cần thiết để hỗ trợ rèn luyện cho sinh viên. Một số kỹ năng mềm cơ bản như:

  • Kỹ năng làm việc hiệu quả
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục
  • Kỹ năng xây dựng kế hoạch và thực thi hiệu quả
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo
  • Kỹ năng phân tích và logic hóa vấn đề
  • Kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề

 

Các chuyên ngành của Quản trị kinh doanh có:

  • QTKD quốc tế
  • Quản trị Marketing
  • QTKD tổng hợp
  • Quản trị kinh doanh
  • Quản trị khởi nghiệp
  • Quản trị Logistic

 

Ai phù hợp với ngành Quản trị kinh doanh

 

Sau khi hiểu rõ bản chất ngành Quản trị kinh doanh học gì, làm gì? Bạn cũng cần xem lại bản thân có phù hợp với bộ môn đặc thù này không?

 

Ngành QTKD đòi hỏi bạn phải năng động, có “máu kinh doanh” và đam mê khởi nghiệp. Nhưng đam mê không thì chưa đủ, bạn cần có khả năng tư duy hệ thống với tầm nhìn chiến lược và sự nhạy bén trong kinh doanh. Tất cả những yếu tố trên là vô cùng cần thiết. Ngoài tích lũy trong quá trình học tập, bản thân tính cách cũng đóng vai trò quan trọng.

 

Bạn có thể tham khảo “lý thuyết con nhím” và bộ trắc nghiệm tính cách MBTI để đánh giá độ tương thích của bản thân với ngành nghề này.

 

Nếu bạn vẫn còn đang hoang mang trong hành trình truy tìm đam mê thì ngành quản trị kinh doanh cũng là sự lựa chọn lý tưởng. Bởi đam mê không giống như những cuốn sách trên giá để bạn lựa chọn, mà nó đến từ sự trải nghiệm và thành công. Bước vào lĩnh vực kinh tế, bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm không ngừng, qua đó khám phá ra đam mê đích thực của mình.

 

 

ĐH FPT trường đại học hàng đầu cho sự lựa chọn theo học

 

>>> Xem thêm:

 

Ngành quản trị kinh doanh nên học trường nào?

 

Nhu cầu nguồn nhân lực nhóm ngành về QTKD luôn ở mức cao, trường Đại học FPT trở thành sự lựa chọn của nhiều bạn học sinh theo hướng Kinh tế bởi các lý do sau đây:

 

  • Đa dạng chuyên ngành để lựa chọn

 

Khi học ngành QTKD tại Đại học FPT bạn sẽ có cơ hội lựa chọn 5 hướng chuyên ngành gồm: Digital Marketing (Marketing số), Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện.

Dựa vào khả năng, sở thích mà lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp. Vì thế, bạn cần hiểu rõ bản thân cần gì, muốn gì để lựa chọn kỹ lưỡng. Bởi vì việc lựa chọn chuyên ngành sẽ ảnh hưởng đến nghề nghiệp và mức thu nhập trong tương lai.

 

  • Chương trình kiểm định quốc tế

 

Sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT sẽ được đào tạo theo chương trình tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Trường Đại học FPT với môi trường học tập chuẩn quốc tế, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tiếp thu kiến thức và đạt kết quả cao.

 

Đại học FPT vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh tiếng như: Top 1.000 trường đào tạo QTKD tốt nhất thế giới theo xếp hạng của tổ chức xếp hạng giáo dục Eduniversal (Mỹ), TOP 3 Đại học ở Việt Nam dẫn đầu về đào tạo ngành QTKD liên tiếp trong các năm 2013 - 2015 (do Tổ chức xếp hạng giáo dục Eduniversal đánh giá).

 

Các giải thưởng quốc tế khác như: Trường Đại học đào tạo công nghệ thông tin xuất sắc khu vực Châu Á - ASOCIO Award, Giải thưởng thương hiệu xuất sắc thế giới tại hạng mục Best Brands in Education, liên tục nhận giải thưởng Sao Khuê các năm liền…

 

  • Học kỳ thực tế tại nước ngoài

 

Đại học FPT triển khai các chương trình Học kỳ nước ngoài (Semester Abroad), Học kỳ trao đổi (Semester Exchange), OJT nước ngoài, Summit 2 Overseas, Giao lưu văn hóa, Passage to Asean, Field Trip và Bảo vệ đồ án ở nước ngoài. Các sinh viên được học tập và tham gia trải nghiệm tại nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Đài Loan.

 

Ngoài ra, khi theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng mềm và nhiều bí quyết cũng như kỹ năng quản lý khác như: lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, chính sách giá, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu….

 

  • Hỗ trợ định hướng khởi nghiệp

 

Khởi nghiệp với sự sáng tạo các giá trị mới và hun đúc tinh thần kinh doanh, đã tạo nên nền tảng tăng trưởng kinh tế và là mấu chốt cho sự phát triển của mỗi quốc gia.

 

Khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước nhà, biết được điều đó trường Đại học FPT luôn tạo điều kiện tốt nhất và mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên có cơ hội thể hiện khả năng của bản thân thông qua các cuộc thi tìm kiếm tài năng của trường.

 

Tại Đại học FPT sinh viên còn có thêm nhiều cơ hội để khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, nắm bắt và tận dụng được lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…

 

  • Cơ hội việc làm toàn cầu và thăng tiến nhanh

 

Năm 2019, trường Đại học FPT có đến 98% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương khởi điểm bình quân là 8,3 triệu đồng/tháng, 19% cựu sinh viên làm tại nước ngoài, 100% sinh viên có cơ hội làm việc tại Tập đoàn FPT.

 

Thông qua những con số biết nói trên cũng cho thấy sự nỗ lực của nhà trường trong việc mong muốn sinh viên Đại học FPT được chuẩn bị hành trang vững vàng để làm việc thực tế như những chuyên gia thực thụ, nắm bắt và đáp ứng những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời. Không chỉ ở khu vực châu Á mà các sinh viên tại Đại học FPT còn mở ra nhiều cơ hội hơn nữa ở thị trường lao động Mỹ, châu  u và các quốc gia phát triển khác.

 

Trường Đại học FPT ngoài nổi tiếng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong ngành Công nghệ thông tin (Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin…) thì ngành QTKD cũng là một trong những ngành trọng điểm được đầu tư. Theo học ngành Quản trị kinh doanh của Đại học FPT sẽ có cơ hội lựa chọn một trong năm hướng chuyên ngành gồm Digital Marketing (Marketing số), Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện.

 

Kim

 

✴️ Xem quy chế tuyển sinh của ĐH FPT: TẠI ĐÂY

✴️ HOTLINE: (028) 7300 5588

✴️ Trở thành sinh viên ĐH FPT ngay bây giờ tại 👇 👇 👇 

 
 

Tin tức Liên quan