Học Ngôn ngữ Nhật có khó không? Dễ tìm việc không?

Học Ngôn ngữ Nhật có khó không luôn là trăn trở của nhiều bạn học sinh khi lựa chọn ngành học. Cùng tìm hiểu một vài thông tin về ngành ngôn ngữ Nhật để có lựa chọn đúng.

 

Trong bối cánh mối quan hệ hợp tác, tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Nhật ngày càng bền chặt, Ngôn ngữ Nhật trở thành ngoại ngữ được đông đảo bạn trẻ chọn học, như một công cụ hiệu quả để khẳng định bản thân trong doanh nghiệp. Và khi bắt đầu tìm hiểu về ngành Ngôn ngữ Nhật thì rất nhiều bạn trẻ sợ ngành này khó vì có nhiều bảng chữ cái, cách viết khác biệt lớn với tiếng Việt hay văn hoá hai nước cũng có nhiều điểm không tương đồng.

 

Học ngôn ngữ Nhật không hề dễ nhưng cần có phương pháp học

 

>>> Xem thêm:

 

Ngôn ngữ Nhật là gì?

 

Ngôn ngữ Nhật được xem là ngôn ngữ quốc tế. Sinh viên theo học ngành này được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ - văn hóa nhật Bản để sử dụng thành thạo và lưu loát 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Nhật. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị những kiến thức bổ trợ về lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội. . .  để sau khi ra trường có thể tự tin làm việc trong tất cả các lĩnh vực khác nhau.

 

Bên cạnh việc được đào tạo kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được phát triển về các kỹ năng mềm, rèn luyện  các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử và thái độ làm việc chuyên nghiệp của người Nhật để dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc quốc tế.

 

Học Ngôn ngữ Nhật có khó không?

 

Ngôn ngữ Nhật hay bất cứ ngành ngôn ngữ nào thì khởi điểm luôn là con số 0 tròn trĩnh. Bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có điểm riêng biệt, nét đặc sắc và cái khó riêng. Để chinh phục được một thứ tiếng mới ngoài tiếng Mẹ đẻ thì bạn thật sự phải đủ đam mê và kiên trì, đặc biệt là Ngôn ngữ Nhật thì bạn phải cố gắng gấp nhiều lần.

 

  • Các bộ chữ trong Ngôn ngữ Nhật

 

Trong Ngôn ngữ Nhật có 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana và Kanji. Trong đó thì bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm phổ biến và cơ bản nhất mà bất cứ ai theo học tiếng Nhật đều phải nắm vững. Bộ chữ Katakana là bộ chữ cứng, thường dùng để viết các từ mượn của nước ngoài. Cuối cùng, Kanji là bộ chữ bắt nguồn từ chữ Hán, với số lượng khoảng 3000 chữ.

 

Khi bắt đầu bạn sẽ làm quen với bộ chữ Hiragana, bạn sẽ thấy choáng ngợp với số lượng chữ cái nhiều hơn tiếng Việt. Tiếp theo là bảng Katakana với việc vay mượn từ tiếng nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh, đòi hỏi bạn cũng phải có một số lượng từ vựng tiếng Anh mới có thể thuận lợi trong việc học chữ bảng cái tiếng Nhật. Vấn đề trở nên nan giải hơn khi bắt đầu đến với hệ thống chữ Kanji, với số lượng 3000 chữ thì có đến gần 2000 chữ thông dụng. Mỗi chữ Hán mang một ý nghĩa khác nhau khi kết hợp với các từ khác nhau, và cách viết khác nhau. Đây cũng được xem là những yếu tố tạo nên độ khó của Ngôn ngữ Nhật.

 

Đừng thấy số lượng 3 bộ chữ mà vội nản lòng vì bên cạnh bộ chữ kanji tao lên độ khó cho Ngôn ngữ Nhật thì hai bộ chữ Hiragana và Katakana lại không hề khó chút nào. Nếu chăm chỉ luyện tập hằng ngày thì có thể chỉ trong vòng 2 tuần là bạn đã nằm lòng cả 2 bộ chữ. Cứ từng bước kiên trì thì chẳng mấy chốc bạn đã có thể dùng thành thạo 3 bộ chữ.

 

  • Phát âm trong Ngôn ngữ Nhật

 

Phát âm có lẽ là điều lý thú nhất đối với các học viên theo ngành Ngôn ngữ Nhật. Việc phát âm đúng và hay đều tạo nên sự phấn khích và động lực cho mỗi học viên. Ngôn ngữ Nhật phát âm rất đơn giản, cũng giống như tiếng Anh, Ngôn ngữ Nhật có 5 nguyên âm: u – ê – o – a – i và đọc lần lượt là ư – ê – ô – a – i. Các âm khác được đọc bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – m – n – s. . . . vào trước các nguyên âm và đọc tương tự như vậy. Chỉ cần bạn cố gắng luyện tập, để ý về âm điệu, ngữ điệu, nhớ được mặt chữ và ý nghĩa của từ vựng thì bạn có thể phát âm và viết lưu loát thành thạo.

 

  • Ngữ Pháp của Ngôn ngữ Nhật

 

Việt Nam chúng ta có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, tuy người Nhật không có câu ví von như vậy những ai theo học Ngôn ngữ Nhật đều biết ngữ pháp Nhật cũng bão táp không kém. Nếu như trong tiếng Việt hoặc tiếng Anh cấu trúc trong một câu sẽ là chủ ngữ (subject) – động từ (verb) – vị ngữ (object) thì trong tiếng Nhật lại đảo ngược vị trí của vị ngữ và động từ, tức là vị trí trong câu sẽ là chủ ngữ - vị ngữ - động từ. Ví dụ như trong tiếng Việt chúng ta có câu “Tôi ăn cơm” thì trong tiếng Nhật sẽ là “tôi cơm ăn”.

 

Thật ra đây không phải là vấn đề quá khó khăn, khi mới bắt đầu có thể sẽ hơi bỡ ngỡ, nhưng chỉ cần ghi nhớ công thức vị trí, chịu khó luyện tập thường xuyên thì đó sẽ không còn là trở ngại quá lớn. Tuy vậy thì ngôn ngữ Nhật cũng giống như các ngôn ngữ khác, cũng có các cấu trúc ngữ pháp đặc biệt, nếu không được luyện tập và “nhai đi nhai lại” thường xuyên thì sẽ rất bị trôi vào quên lãng.

 

Khi đã xác định được ngành học cho tương lai và quyết tâm theo đuổi đam mê thì việc lựa chọn được môi trường phù hợp để giúp bạn theo đuổi ước mơ là điều vô cùng quan trọng.

 

Học ngành Ngôn ngữ Nhật mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn

 

>>> Xem thêm:

 

Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Nhật

 

Sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm với mức lương vô cùng hấp dẫn. Hội nhập và đầu tư quốc tế hàng loạt các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản vào Việt Nam tạo nên sự đa dạng về vị trí và công việc cho các sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật.

 

Một số vị trí khi học Ngôn ngữ Nhật bạn có thể tham khảo như:

  • Trợ lý, thư ký giám đốc cho các công ty, doanh nghiệp, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Nhật Bản; hay các công ty có 100% vốn Nhật Bản, công ty liên doanh với Nhật Bản.
  • Quản lý: Làm việc tại các công ty chuyên về du lịch, nhà hàng, khách sạn Nhật Bản, khách sạn tiếp đón du khách người Nhật Bản.
  • Biên dịch, phiên dịch viên tiếng Nhật tại tập đoàn, công ty liên doanh Nhật Bản, soạn thảo văn bản, dịch tiếng Nhật sang tiếng Việt và tiếng Việt sang tiếng Nhật.
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm ngoại ngữ, trường dạy nghề, tư vấn đào tạo du học Nhật Bản.
  • Chuyên viên Marketing: Tổ chức sự kiện, thực hành các giao dịch thương mại tại công ty; quản lý website, Fanpage, Blog tiếng Nhật cùng viết bài cho các sản phẩm của công ty bằng tiếng Nhật.
  • Chuyên viên đàm phán, ký kết hợp đồng của công ty Nhật Bản.
  • Làm việc tại Nhật Bản: Với vốn tiếng Nhật đã có bạn có thể đi du học, du lịch và tìm công việc tại Nhật Bản như văn phòng, hành chính, lễ tân, tiếp viên hàng không, tiếp thị, tư vấn....

 

Trường Đại học FPT được biết đến là 1 trong những trường hàng đầu đào tạo về các ngành quốc tế. Tại Đại học FPT, sinh viên sẽ được học ngoại ngữ với 100% giáo viên nước ngoài giúp tăng khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Nhật, tạo môi trường quốc tế năng động ngay tại giảng đường. Sinh viên theo học Ngôn ngữ Nhật tại Đại học FPT còn được đào tạo song song ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh. Đặc biệt, sinh viên có cơ hội tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường Đại học nổi tiếng ở Nhật Bản như Kyoto University of Foreign Studies, Shinshu University hoặc Rissho University, kéo dài 1 - 2 học kỳ. Đây chính là điểm mới nổi bật so với các chương trình hiện có ở Việt Nam.

 

Học ngôn ngữ Nhật có khó không còn phụ thuộc vào đam mê và phương pháp học của từng người. Chinh phục được tiếng Nhật sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn.

 

Hồng Vân

Tin tức Liên quan