Truyền Thông Đa Phương Tiện Đại Học FPT - Ngành học sáng tạo cho bạn trẻ

Ngành truyền thông đa phương tiện FPT đã và đang trở thành một trong những ngành học được săn đón sôi nổi nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngành học sáng tạo này cũng như lộ trình đào tạo "có một không hai" đến từ trường Đại học FPT nhé!

 

Truyền thông đa phương tiện và triển vọng nghề nghiệp

 

Ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê sáng tạo

 

Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm Truyền thông – Quảng cáo. Song số lượng sinh viên theo học mỗi năm theo thống kê chỉ rơi vào 5.000 – 6.000 người/năm. Như vậy, sinh viên truyền thông nói chung và ngành truyền thông đa phương tiện nói riêng luôn trong tình trạng “khan hiếm” và được các nhà tuyển dụng chào đón.

 

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo trong nước dần bắt kịp các xu hướng thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang để mắt đến nguồn nhân lực từ Việt Nam. Theo thống kê của We Are Social, năm 2018, Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet đạt 67% dân số. Điều này cho thấy ngành này trong tương lai sẽ là một “mảnh đất màu mỡ”, có tính cạnh tranh cao và vô cùng hấp dẫn với những bạn trẻ đam mê sáng tạo và thử thách.

 

Học Truyền thông đa phương tiện, ra làm nghề gì?

 

Sinh viên theo đuổi lĩnh vực Truyền thông có thể làm việc cho rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp, vì tất cả các công ty hiện nay đều cần truyền thông cho hoạt động của mình. Một số lĩnh vực cần rất nhiều nhân lực truyền thông phải kể đến như: giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh,... Trong đó, sinh viên tốt nghiệp có thể làm được ở nhiều vị trí khác nhau, tùy vào đam mê và năng lực chuyên môn của mình.

 

Sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện FPT có thể làm ở rất nhiều lĩnh vực

 

Cụ thể, sinh viên TTDPT có thể làm:

 

  • Những công việc liên quan tới quản lý, biên tập, sản xuất nội dung báo đài, các công ty in ấn, phát hành.

  • Những công việc trong lĩnh vực điện ảnh. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất ấn phẩm truyền thông, từ hậu kỳ phim trường đến thiết kế hình ảnh, xử lý âm thanh.

  • Những công việc liên quan đến truyền bá, xây dựng thương hiệu, hình ảnh, quảng cáo,... cho các công ty, doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực khác nhau, phụ thuộc vào khả năng và đam mê cá nhân.

  • Những công việc liên quan đến tổ chức và quản lý sự kiện, quan hệ công chúng,...

  • Ngoài ra, những người có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cũng như kinh nghiệm có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở, trung tâm giáo dục, đào tạo có liên quan.

 

Một số vị trí sinh viên tốt nghiệp ngành TTDPT có thể đảm nhiệm:

 

  • Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn.
  • Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình.
  • Phóng viên.
  • Quản trị truyền thông trực tuyến.
  • Chuyên viên sản xuất Video.
  • Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin).
  • Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR).
  • Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo.
  • Chuyên viên Tổ chức sự kiện.
  • ...

 

Ngành Truyền thông Đa phương tiện Đại học FPT

 

Ngành truyền thông đa phương tiện FPT luôn thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ sáng tạo

 

6 điểm đặc biệt trong lộ trình đào tạo tại trường Đại học FPT

 

1. Sinh viên học tập với giáo trình bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.

 

Tài liệu Đại học FPT sử dụng làm giáo trình giảng dạy môn TTDPT đều do các nhà xuất bản uy tín trên thế giới phát hành. Đây cũng chính là giáo trình của nhiều trường dạy truyền thông có tiếng tại nước ngoài sử dụng. Nội dung kiến thức luôn được cập nhật và điều chỉnh liên tục qua các năm, giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt xu hướng và hòa nhập với công việc khi vừa ra trường.

 

2. Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài từ năm nhất - sinh viên ĐH FPT

 

Năm nhất, tân sinh viên FPT sẽ được đào tạo tiếng Anh tập trung, các bạn có thể lựa chọn học tiếng Anh tại Philippines, Brunei hoặc Malaysia để trau dồi khả năng Anh ngữ. Ngoài mục đích nâng cao trình độ ngoại ngữ, chương trình học tiếng Anh tại nước ngoài cũng nhằm tạo cơ hội để sinh viên tham gia tìm hiểu những nét độc đáo, thú vị về lịch sử, văn hóa nước bạn. Từ đó, kiến thức và kỹ năng sinh viên gặt hát được sẽ phục vụ cho nhu cầu toàn cầu hóa xã hội trong tương lai.

 

3. Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học chuyên ngành tại Multimedia University hoặc Limkokwing University, Malaysia

 

“Du học ngắn hạn” luôn là đặc sản của sinh viên FPT và sinh viên TTDPT cũng không ngoại lệ. Các bạn sẽ có một học kỳ chuyên ngành tại Đại học Malaysia (MMU) - ngôi trường sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, tiện nghi, thuộc top 200 trường tốt nhất Malaysia.

 

Xuyên suốt 4 năm học, sinh viên có thể tham gia các chuyến tham quan doanh nghiệp có những thành tựu nổi bật hay các trường đại học nổi tiếng về TTDPT như Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Đại học Chiba (Nhật Bản), Đại học Kyung Hee (Hàn Quốc)…

 

4. Học kỳ làm việc thực tế từ 4 - 8 tháng tại doanh nghiệp từ năm thứ 3

 

Năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các đơn vị Báo điện tử, Đài truyền hình, Agency (công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo), các Nhà sản xuất và cung cấp nội dung truyền thông, giải trí.

 

Sau khi hoàn thành những học kỳ chuyên ngành, sinh viên trường Đại học FPT sẽ tham gia một học kỳ rất đặc biệt - Học kỳ OJT (On Job Training). Thay vì học kiến thức trên ghế nhà trường, học kỳ OJT sẽ đưa các bạn sinh viên đến học tập tại các doanh nghiệp truyền thông lớn trong và ngoài nước, giúp các bạn sinh viên tích lũy thêm kinh nghiệm, xây dựng một góc nhìn thực tế hơn về nghề nghiệp đã chọn và đưa ra quyết định cho hướng đi của bản thân trong tương lai.

 

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể thực tập và làm việc tại một số đơn vị như: Công ty, Truyền thông và Giải trí Điền Quân, Công ty Truyền thông Cát Tiên Sa Tòa soạn Báo Thể Thao, Công ty Truyền thông Skyperry, Công ty Viewfindermedia, Công ty Ukulele Media,...

 

5. Sinh viên FPT được đào tạo song song 2 ngoại ngữ Anh - Trung và các kỹ năng mềm

 

Khung chương trình không chỉ bao quát các kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn chú trọng đến các kỹ năng mềm (gồm 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp). Được thiết kế song hành với nhu cầu liên tục biến đổi của các thị trường, ngành, nghề trong và ngoài nước. Sinh viên TTDPT được học thêm tiếng Trung như một công cụ mở rộng cơ hội làm việc, đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa trong tương lai.

 

6. Tích lũy kinh nghiệm thông qua các cuộc thi lớn tại ĐH FPT

 

Một điểm đặc biệt khác trong phương pháp đào tạo TTDPT Đại học FPT là tiêu chí “học mà chơi, chơi mà học” khi nhà trường luôn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia những cuộc thi lớn trong lĩnh vực truyền thông. Qua đó, sinh viên sẽ được cọ xát, thử tài, trau dồi và học hỏi lẫn nhau.

 

Đại học FPT tổ chức cuộc thi Sản xuất phim ngắn dành riêng cho các ngành học sáng tạo.

 

Với những điểm mạnh trong quá trình đào tạo của trường Đại học FPT, sinh viên truyền thông đa phương tiện luôn “có giá” trong mắt nhà tuyển dụng và luôn được nhiều doanh nghiệp săn đón thậm chí khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

 

Nguyễn Thảo

Tin tức Liên quan