Triển vọng công việc cho sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hội nhập, nhân sự các ngành xuất nhập khẩu, nghiệp vụ hải quan, nhân viên chứng từ hải quan, chuyên viên phân tích kinh tế quốc tế… thiếu hụt trầm trọng. Có nhiều thí sinh yêu thích lĩnh vực Kinh doanh quốc tế nhưng chưa nắm được học ngành Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

 

Hiện nay nhân sự chỉ mới đáp ứng hơn 50% nhu cầu của doanh nghiệp, nguyên nhân là do ngành Kinh doanh Quốc tế còn mới đối với sinh viên Việt Nam. Ngành Kinh doanh Quốc tế được đánh giá rất có triển vọng trong cơ hội tìm kiếm việc làm đối với sinh viên vì tình trạng thiếu hụt nhân lực còn chưa được giải quyết.

 

 

Ngành Kinh doanh quốc tế có dễ xin việc?

 

 

Cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế có thể ứng tuyển ở các vị trí sau:

 

- Chuyên viên xuất nhập khẩu

 

Xuất – nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Do đó, nhu cầu việc làm từ các doanh nghiệp cũng tăng nhanh. Đây là lựa chọn đầu tiên cho các bạn sinh viên học ngành Kinh doanh Quốc tế.

 

Với mức lương trung bình trên 10 triệu - khá lý tưởng cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế mới ra trường ở các vị trí nhân viên chứng từ hải quan, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên mua hàng, nhân viên đại diện cho các công ty đa quốc gia tại cảng…

 

- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng

 

Chuỗi cung ứng hay còn gọi là logistics là một lĩnh vực mang lại cơ hội nghề nghiệp cao bởi với nguồn nhân lực hiện tại còn ít, đồng thời nhà tuyển dụng của các công ty cung ứng có yêu cầu tương đối khắt khe. Hiện nay DHL, FedEx là các doanh nghiệp cung ứng có độ phủ sóng rộng tại thị trường Việt Nam và các quốc gia khác.

 

Ngoài ra, cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế còn có thể đảm trách các vị trí như:

 

- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế

- Chuyên viên nghiên cứu thị trường

- Chuyên viên Marketing quốc tế

- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế

- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế

 

Những công việc kể trên là các vị trí tiềm năng dành cho sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế. Bên cạnh sự nóng lên của các công việc xuất nhập khẩu, công việc ở các công ty đa quốc gia là những lựa chọn tốt cho các bạn sinh viên theo ngành Kinh doanh Quốc tế.

 

Việt Nam là nơi tập trung những công ty đa quốc gia lớn như Unilever, P&G, Cocacola… Những vị trí như chuyên viên Marketing quốc tế, Phân tích kinh tế Quốc tế, Hoạch định chiến lược quốc tế, Chuyên viên xúc tiến thương mại... đều được các công ty trên săn đón nhiều trong những năm gần đây.

 

Sau khi theo học ngành Kinh doanh Quốc tế, những vị trí cho các tập đoàn đa quốc gia là ước mơ không khó để chạm đến đối với những bạn sinh viên có học lực tốt.

 

Điều kiện cần và đủ đối với đầu vào ngành Kinh doanh Quốc tế tại các doanh nghiệp

 

Nhân lực để làm việc của Việt Nam có rất nhiều, nhưng nhân lực có chuyên môn và trình độ cao hoặc bằng cấp quốc tế lại rất ít. Điều kiện cần là cơ hội việc làm nhờ nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp tăng cao. Vậy ngoài kiến thức vững chắc, sinh viên cần phải trau dồi và rèn luyện thêm các kỹ năng gì để làm hài lòng các nhà tuyển dụng?

 

Ngoài những thắc mắc học ngành Kinh doanh Quốc ra trường làm gì, hẳn nhiều bạn cũng đặt câu hỏi kỹ năng nào giúp sinh viên Kinh doanh Quốc tế nhận được việc làm, dưới đây là câu trả lời:

 

- Khả năng ngoại ngữ vượt trội

 

Đây là kỹ năng sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế nói riêng và tất cả các ngành nghề khác nói chung đều cần phải thành thạo. Trong bối cảnh doanh nghiệp đều hướng đến toàn cầu hóa, ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của mỗi người.

 

Hơn thế nữa, không những cần thông thạo ngoại ngữ mà nhà tuyển dụng của các tập đoàn lớn còn đòi hỏi nhân viên biết nhiều hơn hai thứ tiếng. Do đó khả năng ngoại ngữ chính là một trong những điều kiện thiết yếu để chiến thắng trong cuộc đua tìm kiếm việc làm hiện nay.

 

- Tư duy logic

 

Vì tính chất công việc cần phải làm việc liên tục với các số liệu, báo cáo nên các dù là chuyên gia chuỗi cung ứng hay nhân viên tập đoàn quốc tế đều phải là người có khả năng tư duy, sắp xếp, phân tích và giải quyết những vấn đề. Khả năng tư duy logic và đưa tư duy vào thực tiễn rất quan trọng.

 

- Khả năng giao tiếp và ứng xử linh hoạt

 

Khả năng ứng xử và giao tiếp một cách linh hoạt là một yêu cầu không thể thiếu đối với ngành Kinh doanh Quốc tế. Công việc đòi hỏi người làm phải liên tục mở rộng và duy trì các mối quan hệ với đối tác, việc rèn luyện khả năng giao tiếp bằng lời nói lẫn ngôn ngữ cơ thể nhằm tạo niềm tin và sự thuyết phục với người đối diện sẽ bạn có một ưu thế lớn trước các đối thủ cạnh tranh.

 

MINH KHANH

Xem thêm:

- Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế là bao nhiêu?

- Ngành Kinh doanh quốc tế học ở đâu?

Tin tức Liên quan