Ngành Công nghệ thông tin học những môn gì? Ra trường làm gì?

Ngành Công nghệ thông tin học những môn gì trong suốt 4 năm học Đại học. Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin hiện nay.

 

Công nghệ thông tin trong 20 năm qua đang từng ngày phát triển không ngừng và đang chiếm ưu thế hơn so với ngành nghề khác. Trở thành một trong những nhóm ngành nhiều tiềm năng và thu hút nhiều người theo học nhất hiện nay. Thế nhưng đối với ngành Công nghệ thông tin học những môn gì, hãy cùng tìm hiểu qua để hiểu rõ thêm.

 

Mỗi môn học điều góp phần nâng cao kỹ năng chuyên môn

 

>>> Xem thêm:

 

Ngành Công nghệ thông tin học những môn gì?

 

Vào thế kỉ 21, nhu cầu cuộc sống và xã hội ngày càng phát triển không ngừng, kèm theo sự bùng nổ của ngành công nghiệp 4.0 trong những năm gần đây. Vì đấy mà nhu cầu nhân lực của nhóm ngành Công nghệ thông tin khá lớn và luôn khát nhân lực, đặc biệt là các công việc lập trình, anh ninh mạng, IOT (internet of Things)....

 

Tùy vào từng ngành học, tính chất ngành nghề khác nhau mà sinh viên sẽ được đào tạo không giống nhau về các môn học chuyên sâu nhưng những kiến thức cơ bản nền tảng là cần thiết. Một số môn học bạn có thể tham khảo như:

  • Kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính như cấu tạo, cách vận hành, ổ cứng, phần mềm…
  • Kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin.
  • Các ngôn ngữ lập trình.
  • Quản lý, phát triển phần mềm.

 

Giáo trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của mỗi trường sẽ không giống nhau, sự khác nhau giữa các môn học là bình thường. Tuy nhiên đối với nhóm Công nghệ thông tin không thể thiếu các kiến thức về: lập trình, thiết kế website, xử lý dữ liệu, an ninh mạng....

 

Triển vọng ngành nghề trong tương lai?

 

Cơ hội việc làm rộng mở với nhiều vị trí khi học ngành Công nghệ thông tin

 

Thời đại công nghiệp 4.0, bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào trong xã hội cũng đều giúp sức và hỗ trợ của Công nghệ thông tin. Kinh tế, nghệ thuật, văn hóa... cũng không thể thiếu sự hỗ trợ của Công nghệ thông tin trong việc kiểm soát thông tin nhân lực, tăng hiệu quả, năng suất cho mỗi lĩnh vực…

 

Nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây, dự kiến năm 2020 ngành Công nghệ thông tin sẽ cần thêm khoảng 1 triệu người làm trong lĩnh vực này. Đây thật sự là cơ hội rất tốt cho các bạn có đam mê, mong muốn học và theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, qua đó góp phần phát triển nền công nghệ tiên tiến cho nước nhà trong tương lai.

 

Việc làm sau khi học Công nghệ thông tin?

 

Có rất nhiều lối đi định hướng về công việc sau khi học xong ngành Công nghệ thông tin. Một số vị trí sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin như:

  • Lập trình viên, đảm nhiệm thiết kế, xây dựng các trang web, ứng dụng theo nhu cầu, khách hàng …
  • Kiểm tra, kiểm duyệt chất lượng của phần mềm, sản phẩm công nghệ.
  • Chuyên viên phân tích, quản trị mạng, quản lý dữ liệu…
  • Quản lý, điều phối các hoạt động, dự án về Công nghệ thông tin.
  • Nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về ngành Công nghệ thông tin ở các trung tâm, các trường cao đẳng, đại học, …

 

Lưu ý gì khi theo học ngành Công nghệ thông tin?

 


Đại học FPT TP. HCM - Trường Đại học hàng đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin

 

>>> Xem thêm:

 

Công nghệ thông tin với nhiều tiềm năng phát triển và nhận được sự quan tâm đông đảo của nhiều người theo học. Nhưng việc học tốt và làm tốt ngành Công nghệ thông tin thật sự không hề dễ dàng. Bạn cần phải xem xét và lưu ý những vấn đề sau:

 

  • Thứ nhất, việc trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng là việc cần thiết khi bắt đầu học Công nghệ thông tin, bên cạnh đó phải tự học, tìm tòi thêm để bổ sung các kiến thức mình đã học, hiểu sâu rộng hơn.
  • Thứ hai, có tố chất nghề là một lợi thế, đặc biệt là tố chất về kỹ năng tư duy, suy nghĩ logic, sáng tạo. Là những kỹ năng mà hầu hết tất cả công việc đều cần, nên việc rèn luyện và giỏi những kỹ năng trên sẽ giúp ích cho bạn học tập tiếp thu tốt hơn, dễ dạng nâng cao khả năng, trình độ của bản thân.
  • Thứ ba, rèn luyện cho bản thân đức tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận là một điểm cộng rất lớn trong quá trình học tập và làm việc. Bởi vì trong quá trình học và thực hành , việc sai một lỗi nhỏ, bất cẩn, lỗ hổng thông tin có thể khiến cho hệ thống của bạn không hoạt động, hay thậm chí là mất dữ liệu. Bên cạnh đó, việc phát hiện và sửa lỗi hệ thống thông tin, những dòng code có thể mất rất nhiều thời gian, nên việc kiên trì nhẫn nại là một đức tính cần thiết.
  • Cuối cùng, việc thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Nhật, sẽ giúp mở ra nhiều hướng đi, cơ hội việc làm sau này trong thời đại Công nghệ thông tin đang phát triển trên thế giới.

 

Đại học FPT TP. HCM - Trường Đại học hàng đầu đào tạo ngành Công nghệ thông tin được hàng ngàn thí sinh theo học mỗi năm. Hy vọng với những thông tin trên sẽ góp phần cho các bạn hiểu được phần nào về ngành Công nghệ thông tin để có thêm những cân nhắc, lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

 

Đức Duy

Tin tức Liên quan