Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm việc gì?

Công nghệ thông tin ra trường làm việc gì? Cơ hội việc làm ra sao luôn là các thắc mắc của thí sinh khi lựa chọn ngành học. Trong kỷ nguyên 4.0, truyền thông và kỹ thuật số phát triển tột bậc dẫn đến các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đều áp dụng mạng lưới kỹ thuật, hệ thống máy tính để số hóa thông tin. Điều này dẫn đến vấn đề khan hiếm nguồn nhân lực cũng như mở ra nhiều cơ hội cho ngành Công nghệ Thông tin. Nhiều bạn trẻ đã theo học vì nhận thấy triển vọng nghề nghiệp của ngành học này.

 

Công nghệ thông tin ra trường làm việc gì?

 

>>> Xem thêm:

 

 

Tuy nhiên, còn tồn tại rất nhiều sinh viên chưa có cái nhìn cụ thể về công việc của mình sau khi tốt nghiệp, bài viết này sẽ mang đến đáp án cho câu hỏi học công nghệ thông tin làm việc gì, cơ hội việc làm ra sao và một số vị trí công việc phổ biến sinh viên ngành CNTT có thể đảm nhiệm.

 

Cơ hội việc làm ngành Công nghệ thông tin

 

Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số nhân lực trong ngành công nghệ thông tin hiện nay là hơn 600.000 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp phần cứng – điện tử là khoảng 300.000 người. Số còn lại thuộc về lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số. Ngoài ra, Việt Nam cần khoảng 1,2 triệu nhân lực công nghệ thông tin vào năm 2020.

 

Công nghệ thông tin sẽ luôn là lĩnh vực có nhu cầu nhân lực rất lớn trong giai đoạn hiện nay và trong rất nhiều năm tới.

 

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì?

 

Ngành Công nghệ Thông tin là một khối ngành khá đa dạng nên sinh viên tốt nghiệp không quá lo lắng về cơ hội việc làm. Một số chuyên ngành hẹp của ngành Công nghệ thông tin Đại học FPT luôn thu hút bạn trẻ đam mê công nghệ phải kể đến như: Kỹ thuật Phần mềm, An toàn Thông tin, Khoa học Máy tính, Trí tuệ nhân tạo,…Trong đó Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin là hai ngành được đánh giá là cần thiết và thông dụng nhất.

 

Cơ hội việc làm rộng mở cho những ai theo học ngành công nghệ thông tin

 

Đối với ngành Kỹ thuật phần mềm, sinh viên có cơ hội làm việc cho các vị trí sau:

  • Lập trình viên.
  • Kỹ sư cầu nối.
  • Kiểm thử phần mềm.
  • Đảm bảo chất lượng phần mềm.
  • Quản trị dự án.
  • Giám đốc kỹ thuật.

 

Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên có cơ hội làm việc cho các vị trí sau:

  • Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng.
  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn.
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá, an toàn thông tin cho mạng và hệ thống.
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.
  • Chuyên viên phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính.

 

Ngành Công nghệ Thông tin thuộc khối ngành khá đa dạng về việc làm nên sinh viên tốt nghiệp không cần lo lắng sẽ làm gì? Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến sinh viên CNTT có thể đảm nhiệm.

 

1. IT programmer (Lập trình viên Công nghệ thông tin)

 

Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.

 

2. System Analyst (Chuyên gia phân tích hệ thống)

 

Một chuyên gia gia phân tích hệ thống máy tính có nhiệm vụ giúp cho một công ty hay tổ chức sử dụng công nghệ máy tính một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Người đó sẽ tích hợp công nghệ mới vào hệ thống hiện tại của công ty, phân tích chi phí và lợi ích để xác định xem liệu việc đó có cần thiết và tương xứng với chi phí tài chính bỏ ra hay không, việc nâng cấp đó có phục vụ cho các công việc, hoạt động của công ty hay tổ chức đó hay không.

 

Đại học FPT TP. HCM chuyên đào tào ngành công nghệ thông tin 

 

>>> Xem thêm:

 

3. Database Administrator (Quản trị cơ sở dữ liệu)

 

Nhân viên Quản trị cơ sở dữ liệu là người chịu trách nhiệm quản trị và vận hành các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu như lên kế hoạch, cài đặt, cấu hình, tối ưu,  back up security, v.v nhằm đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng cho người dùng truy cập. Quản trị cơ sở dữ liệu là một ngành đang phát triển nhanh chóng và hứa hẹn tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

 

4. Information System Manager (Nhà quản lý hệ thống thông tin)

 

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý của tổ chức. Hệ thống bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức.

 

Nhà quản lý sẽ giám sát công việc của những lập trình viên, nhà phân tích hệ thống và các chuyên gia máy tính khác. Nhà quản lý hệ thống thông tin thường dành cho những ai đã từng làm cố vấn hoặc quản lý trước đó.

 

5. Cryptographer (Chuyên gia mật mã)

 

Mật mã học (cryptography) là ngành khoa học che giấu và khôi phục lại thông tin đã được che giấu hay mã hóa. Chuyên gia mật mã (cryptographer) là người thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã và thực hiện các nghiên các nghiên cứu về mật mã, những công việc vốn thuộc về trách nhiệm của kỹ sư bảo mật thông tin hay nhà quản trị mạng.

 

Có rất nhiều chuyên gia mật mã làm nhà tư vấn về mật mã, và luôn có những vị trí làm việc dành cho họ trong Chính phủ hay một số tập đoàn lớn.

 

Nguyễn Thảo

Tin tức Liên quan