Học thiết kế đồ họa cần gì? Bắt đầu như thế nào?

Học thiết kế đồ họa là gì? Cần chuẩn bị những gì để học? Nên bắt đầu từ đâu? Đây là những câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ có ý định theo học thiết kế đồ họa và thật ra đây cũng là những câu hỏi khá rộng. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về ngành này.

 

Thiết kế đồ họa là gì?

 

Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông.

 

Nói một cách dễ hình dung nhất thì đây là ngành học hướng dẫn người học cách kết hợp khả năng sáng tạo, ý tưởng, yếu tổ thẩm mỹ và sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa để truyền tải những thông điệp bằng những hình ảnh, chữ viết được sắp xếp theo bố cục và màu sắc ấn tượng với người xem.

 

Một sản phẩm của thiết kế đồ họa giải thích “thiết kế đồ họa”

 

Học thiết kế đồ họa cần chuẩn bị những gì?

 

Thiết bị và dụng cụ: Ngành học này yêu cầu máy tính phải có cấu hình mạnh, bao gồm vi xử lý và ổ cứng đủ nhanh trong quá trình học tập. Bạn nên chọn mua các laptop sử dụng vi xử lý cao cấp để giúp quá trình học tập tốt hơn. Công việc của một người thiết kế đồ họa cần nhiều dung lượng để lưu trữ dữ liệu khoảng từ 500 GB trở lên. 
Vì ý tưởng luôn bất ngờ xuất hiện vậy nên hãy luôn mang theo mình một cuốn sổ phác họa cùng một cây bút để có thể nhanh chóng ghi lại những ý tưởng tại bất cứ nơi nào bạn đi qua.

 

Ngoài ra, còn có một công cụ hỗ trợ tối ưu trong ngành thiết kế đồ họa đó là bảng vẽ đồ họa giúp cho các thao tác vẽ và chỉnh sửa sẽ chính xác và dễ dàng hơn.

 

Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ học thiết kế đồ họa

 

Kiến thức chuyên môn: Lý thuyết trong thiết kế đồ họa là những kiến thức quan trọng giúp bạn có một cái nhìn thẩm mỹ hơn trong thiết kế. Hơn thế nữa hiểu rõ nguồn gốc, cách vận hành của thiết kế và nghệ thuật, bạn có thể áp dụng chúng trên nhiều lĩnh vực đa dạng của cuộc sống. Và bên cạnh việc thành thạo các công cụ thiết kế cơ bản, kỹ năng vẽ tay phác thảo các hình ảnh minh họa vẫn luôn cần thiết để designer nâng cao khả năng tư duy và biến các ý tưởng thành tác phẩm thiết kế dễ dàng hơn khi bắt đầu thiết kế trên máy tính.

 

Kiến thức bổ trợ: Kiến thức marketing sẽ giúp designer truyền tải phần hình ảnh của sản phẩm, thương hiệu rõ ràng và chính xác hơn, kiến thức in ấn giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng một cách tốt nhất, màu sắc đúng với bản thiết kế cũng như chọn được kỹ thuật in ấn phù hợp. Thành thạo ngoại ngữ cũng là một điều cần thiết để có thể học sử dụng nhanh các phần mềm chuyên dụng, dễ dàng cập nhật, tiếp cận các xu hướng thiết kế mới trên thế giới và có cơ hội làm việc cho các công ty nước ngoài.

 

Nên bắt đầu học thiết kế đồ họa như thế nào?

 

Bạn có thích thiết kế đồ họa không? Đây sẽ là câu hỏi đầu tiên của bạn trước khi bạn quyết định “đâm đầu” vào học ngành này. Câu trả lời không chỉ đơn giản phụ thuộc vào việc bạn yêu thích ngắm nhìn cái đẹp hoặc những sản phẩm sáng tạo, bạn còn phải có đam mê với việc làm ra những sản phẩm đó và cả một chút năng khiếu nữa. Sẽ không sao nếu bạn chưa thể quyết định ngay lập tức, vì thường thì sẽ mất một khoảng thời gian đối với hầu hết nhiều người để thông qua những trải nghiệm và nhận ra mình thật sự yêu thích, phù hợp với điều gì.

 

Bắt đầu từ nguyên lý thị giác. Nếu có thể ví thiết kế đồ họa như một căn nhà thì nguyên lý thị giác chính là nền móng. Đây chính là nền tảng của đồ họa bao gồm 10 yếu tố chi phối thị giác (đường nét, màu sắc, mảng khối, không gian, chất liệu, typo, kích thước, điểm nhấn, cân bằng, nhịp điệu). Sản phẩm của bạn đẹp hay xấu, có làm hài lòng khách hàng hay không là đều nhờ vào các yếu tố trên quyết định phần nhiều. Thiếu kiến thức về nguyên lý thị giác là một lỗ hổng lớn của người học thiết kế đồ họa, vậy nên hãy cố gắng trau chuốt từ những thứ cơ bản nhất để có thể hoàn thiện được “căn nhà” của mình.

 

Có kiến thức về công cụ hỗ trợ. Học cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế đồ họa cũng như bạn đang học cách dùng những dụng cụ để “xây nhà”. Đối với một graphic designer, những phần mềm như Photoshop, Illustrator, Indesign… như là những vật bất ly thân của họ trong máy tính. Một graphic designer nên sử dụng tốt ít nhất 1 trong những công cụ trên. Đặc biệt là Photoshop, vì Photoshop khá bao quát và có thể dùng cho nhiều trường hợp.

 

Top 5 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp hiện nay

 

Hy vọng những thông tin đưa ra trong bài viết sẽ giúp các designer tương lai đỡ được phần nào những thắc mắc trên. Ngoài ra, bên cạnh tay nghề thiết kế, Đại học FPT còn chú trọng đào tạo tư duy thẩm mỹ cho sinh viên. Một môi trường học tập quốc tế điển hình như Đại học FPT nơi có đội ngũ giảng viên cả trong và ngoài nước cùng với giáo trình thay đổi liên tục để phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại sẽ giúp các sinh viên có kỹ năng, sự sáng tạo và kiến thức nền tảng vững chắc.

 

Trọng Hiếu

Tin tức Liên quan