Giải mã sức hút ngành Công nghệ thông tin với các sĩ tử

Sức hút ngành Công nghệ thông tin trong thời đại công nghệ bùng nổ chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Công nghệ thông tin luôn giữ vững vị thế là một trong những ngành hàng đầu về nhu cầu nhân lực và tiềm năng phát triển. Ngành học Công nghệ thông tin cũng từ đó trở thành một trong những ngành học có sức hút lớn nhất. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các yếu tố của ngành tạo nên sức hút ngành Công nghệ thông tin.

 

Công nghệ thông tin - Ngành "hot", lương nghìn USD

 

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

 

Công nghệ thông tin, thường được gọi tắt là IT (tên tiếng anh: Information Technology), là ngành học hướng dẫn học viên cách sử dụng máy tính, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phần mềm, thuật toán trong việc xử lý thông tin số (bao gồm việc chuyển đổi, xử lý, lưu trữ, bảo vệ thông tin số).

 

Trong các doanh nghiệp, việc quản lý, truyền dẫn, lưu trữ, xử lý các thông tin, hệ thống và dây chuyền sản xuất,… đều cần sử dụng một mạng lưới kỹ thuật. Vì thế, vị trí kỹ thuật viên, kỹ sư công nghệ hay người giám sát mạng lưới thông tin là không thể thiếu. Vì thế, đây được xem như một vị trí thiết yếu trong bộ máy quản lý.

 

 

Sức hút ngành Công nghệ thông tin trong kỷ nguyên 4.0 chưa bao giờ hạ nhiệt

 

3 lý do giải mã sức hút của ngành Công nghệ thông tin

 

1. Thị trường nhân lực CNTT tại Việt Nam đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết.

 

Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành CNTT, nguồn nhân lực được xem là yếu tố gốc rễ để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng CNTT, ngoài ra là các nhân tố như đầu tư, công nghệ, thị trường… Phát triển nhân lực CNTT với các kiến thức, kỹ năng hướng chuẩn quốc tế đóng vai trò quyết định trong việc nghiên cứu – sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ CNTT mang thương hiệu quốc gia và có tính cạnh tranh cao.

 

Hiện nay, nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin được cho là thiếu trầm trọng, theo định hướng quy hoạch quốc gia đến năm 2020 Việt Nam cần khoảng 1.000.000 lao động. Bên cạnh công nghệ phần cứng, phần mềm hay mạng máy tính quen thuộc lâu nay, thị trường ngành này thay đổi hằng năm với sự góp mặt và phát triển nhanh ở các lĩnh vực như: tích hợp hệ thống, công nghệ di động, thương mại điện tử, game… Hiện nhu cầu nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí “khát” trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng….

 

Ngành CNTT đã phát triển rất mạnh và thâm nhập sâu vào cuộc sống, nên nó có rất nhiều phân ngành nhỏ và đòi hỏi nhân lực ở mọi cấp độ. Chính vì vậy, cơ hội việc làm trong lĩnh vực này là rất cao. Nếu năng lực của bạn đủ tốt, dù bất cứ lĩnh vực nào cũng không lo thất nghiệp.

 

2. Việc làm đa dạng, nhiều cơ hội phát triển

 

Ngành Công nghệ thông tin là một khối ngành khá đa dạng. Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, sinh viên có thể làm việc ở:

 

  • Các công ty, tập đoàn về Công nghệ thông tin.
  • Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.
  • Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp.
  • Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng.
  • Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí…

Ngoài ra, sinh viên có thể tiếp tục trau dồi kiến thức và kỹ năng để có thể trở thành giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên hoặc trung tâm có đào tạo ngành Công nghệ thông tin và những chuyên ngành hẹp khác.

 

Sức hút ngành Công nghệ thông tin đến từ sự đa dạng về việc làm và cơ hội phát triển

 

3. Mức lương khá cao so với mặt bằng chung

 

Hiện tại, lương trung bình của lập trình viên tại Việt Nam dao động 10 – 25 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó, ở phân khúc lập trình web, các lập trình viên có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end và 11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end. Nếu lập trình viên có kiến thức và kinh nghiệm về Blockchain thì mức lương trung bình có thể sẽ tăng gấp 3 lần do nhu cầu tuyển dụng lớn. Tuy nhiên, nhóm nhân sự này rất khan hiếm, chỉ chiếm 2 – 5% toàn thị trường.

 

Trong khi đó, các vị trí quản lý có mức lương cao dao động 30 – 66 triệu đồng và xu hướng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

 

Nguyễn Thảo

Tin tức Liên quan