Tốt nghiệp THPT: Học trong nước hay du học?

05/07/2019

Hc xong THPT nên hc ĐH ti Vit Nam hay đi du hc, khi nghip hay đi làm… là băn khoăn ca nhiu hc sinh  ti bui giao lưu, trao đi kinh nghim hc tp do T chc The V Language t chc mi đây ti TP.HCM.

 

 

Tại đây, hơn 50 bạn trẻ đã có dịp lắng nghe, trao đổi với các diễn giả trẻ là những người xuất sắc đã giành học bổng của các trường ĐH danh tiếng trong và ngoài nước. Đồng hành truyền cảm hứng, tinh thần học tập tự chủ, nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho các bạn trong buổi giao lưu còn có Đặng Hồng Cẩm Vân – cô bạn quyết định bảo lưu chương trình du học tại một trường ĐH của Úc, ở lại làm việc tại Việt Nam.

 

Bí quyết “săn” hc bng

Tại buổi giao lưu, Phạm Thanh Hiền (cựu học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM) chia sẻ câu chuyện học ở đâu, ở môi trường nào cũng phải theo đuổi đam mê đến cùng, bên cạnh đó cần xây dựng kỹ năng mềm cho bản thân. Được biết, Hiền xuất sắc vượt qua nhiều ứng viên để giành suất học bổng toàn phần ngành khoa học máy tính của ĐH Princeton (Mỹ).

 

“Mình đã rất nỗ lực học tiếng Anh và tự học là chính qua nhiều tình huống như xem phim, nghe nhạc, xem thêm nhiều bài giảng để cải thiện kỹ năng nghe. Bên cạnh ngoại ngữ, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa cũng là một lợi thế để giành học bổng của các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, những hoạt động đó phải rút ra bài học gì cho bản thân và được thể hiện sinh động trong hồ sơ xin học bổng. Hơn nữa, chọn trường phải lưu ý về văn hóa trường, hỏi kinh nghiệm các anh chị du học sinh đã học trước… xem trường đó có phù hợp với mình hay không để xây dựng hồ sơ xin học bổng phù hợp”, Thanh Hiền chia sẻ.

 

Thanh Hiền cho biết thêm, từ bé bản thân đã đam mê tin học nhưng khi chọn học ngành khoa học máy tính thì đã gặp sự phản đối của gia đình, ba mẹ không muốn cho con du học. “Do đó, đam mê là một chuyện, có làm ra tiền được hay không từ ngành học mình chọn lại là chuyện khác. Vì vậy các bạn phải cho gia đình thấy được con đường phía trước của mình thì mới được mọi người ủng hộ”, Thanh Hiền đúc kết.

 

Chia sẻ kỹ năng học môn viết trong thi chứng chỉ IELTS, Hoàng Mạnh Phúc (sinh viên năm 2 ngành truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH FPT) cho biết để đạt IELTS 6.0 quan trọng là vốn từ vựng và ngữ pháp, còn IELTS 6.5 trở lên thì cần ở độ liên kết câu, không lạc đề, chấm câu đúng chỗ… Để đạt kết quả này, các bạn hãy trang bị cho mình vốn từ tốt nhằm truyền tải ý muốn nói cho xúc tích, dễ hiểu. Đặc biệt ở kỹ năng viết phải làm đầy đủ mở bài, thân bài và kết bài, nếu không có kết bài điểm bị kéo xuống đáng kể. Với kinh nghiệm học tiếng Anh như trên, Mạnh Phúc đã có chứng chỉ IELTS 8.0 vào năm 17 tuổi. Bên cạnh đó, Mạnh Phúc cũng chia sẻ với các bạn cách học môn writing (viết) tiếng Anh hiệu quả.

 

Đi du hc hay khi nghip?

 

Trả lời câu hỏi có nên đi du học hay học ĐH tại Việt Nam sau khi tốt nghiệp THPT? Hoàng Mạnh Phúc cho rằng ở Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển bản thân, là mảnh đất màu mỡ để học và làm việc hoặc khởi nghiệp, không nhất thiết phải du học. Đơn cử ngành truyền thông đa phương tiện mà bạn đang theo học, nếu ở nước ngoài sẽ học được nhiều thứ nhưng quan trọng là sẽ tìm gì ở đó trong khi ngành này tại Việt Nam đang phát triển. Hơn nữa, hiện các trường ĐH của Việt Nam cũng có nhiều chương trình đào tạo liên kết, học lấy bằng quốc tế tại Việt Nam. Liên quan đến việc đi du học hay học ĐH trong nước, Đặng Hồng Cẩm Vân định hướng: Trước hết cần xác định xem ngành nghề sẽ theo học có cơ hội để phát triển bản thân không, từ đó xác định có nên đi du học, rồi học xong có quay về không. Các bạn hãy sớm xác định mục tiêu cuối cùng của mình và đi từng bước ngắn, chọn nghề trước sau đó mới chọn trường.

 

Kiều Nhiên (học sinh lớp 8/3 Trường THCS Phú Long, Q.9, TP.HCM) bày tỏ nguyện vọng “muốn làm gì đó để giảm thiểu tác hại của bao ni lông đến môi trường, vậy thì học ngành gì?”. Trả lời vấn đề này, Mạnh Phúc cho rằng các em có thể học truyền thông, khoa học môi trường hoặc các ngành có liên quan để vừa có kiến thức về môi trường vừa truyền đi thông điệp mà các em mong muốn đến người dân.

 

Trong khi đó, Phạm Thanh Hiền mở ra hướng đi khác là không nhất thiết phải học môi trường mà có thể học bất kỳ ngành nào nếu có đam mê vì môi trường. Hiện có nhiều tổ chức, nhóm thiện nguyện đang thực hiện các dự án về môi trường mà các em có thể kết nối để cùng làm công việc hữu ích này.

 

 Kiều Nhiên (học sinh lớp 8/3 Trường THCS Phú Long, Q.9) chia sẻ về lựa chọn ngành nghề

 

Nguyễn Nhật Thiên Thanh (thành viên của The V Language) cho biết hoạt động giao lưu nhằm mục đích trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng lựa chọn một môi trường học phù hợp, dù đi du học hay học trong nước cũng đều phải có ngoại ngữ, đặc biệt là IELTS. Đồng thời chia sẻ “bí quyết” săn học bổng của các trường ĐH danh giá trên thế giới. Đây là nơi để các bạn trẻ gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm học tập hoàn toàn miễn phí.

 

Nguyễn Thùy Trang (sinh viên năm 1 ngành quản lý văn hóa, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM) băn khoăn giữa việc ra trường đi làm thuê hay khởi nghiệp trong khi nguồn vốn rất ít? Với băn khoăn này, Mạnh Phúc chia sẻ: Kiến thức và hoài bão khởi nghiệp thì chưa đủ nếu thiếu kinh nghiệm quản lý. Tích lũy kinh nghiệm trong thời gian học ĐH trước khi bước vào khởi nghiệp, hay học hỏi người đi trước, hoặc làm thuê cũng là một cách để tích lũy kinh nghiệm trước khi khởi nghiệp.

 

Mạnh Phúc cho biết thêm: Kiến thức có trở thành thực tế hay không, ý tưởng khởi nghiệp của mình còn phù hợp với xu thế nữa hay không, nếu hội đủ các yếu tố đó thì mới đi đến quyết định khởi nghiệp. Mở rộng ý của Mạnh Phúc, Cẩm Vân khẳng định: làm thuê trước để có kinh nghiệm, đặt mình vào vị trí của nhân viên. Phải đặt ra tình huống khởi nghiệp thành công thì sao, thất bại thì như thế nào, có đứng lên được sau vấp ngã hay không, hơn nữa phải mất nhiều thời gian và công sức nên phải cân nhắc kỹ.

 

Theo Báo Giáo dục Tp.HCM

Chia sẻ qua: