Ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì? Tổng quan ngành Truyền thông Đa phương tiện

Với sự phát triển của kỷ nguyên số, nhu cầu truyền thông ngày càng tăng cao, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương khủng cho các bạn trẻ tài năng trong lĩnh vực truyền thông. Truyền thông Đa phương tiện là ngành tích hợp kiến thức giữa báo chí truyền thông và công nghệ thông tin. Nếu bạn yêu thích tổ chức sự kiện, đam mê sản xuất chương trình truyền hình, mong muốn trở thành những nhà quản trị chiến lược truyền thông, nhà đối ngoại của doanh nghiệp hay nhà báo, biên tập viên trong các toà soạn,… ngành Quản trị Truyền thông Đa phương tiện chính là lựa chọn dành cho bạn.



Ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì? Học Truyền thông Đa phương tiện ra trường làm công việc gì? ... Đây là những câu hỏi các bạn thí sinh thường gặp phải khi lựa chọn ngành. Bài viết bên dưới sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về ngành Truyền thông Đa phương tiện. Từ đó sẽ giúp các bạn thí sinh có định hướng đúng đắn hơn về nghề nghiệp.


 


Ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì?

 

Trước khi trả lời câu hỏi ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì? Chúng ta cần nhìn rõ bối cảnh hiện tại. Xã hội phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thì truyền thông càng được chú trọng. Trước đây, truyền thông được hiểu đơn giản là những bài viết, hình ảnh, những mẫu quảng cáo đăng trên các tờ báo giấy hay truyền hình. Ngày nay, thông tin truyền thông được truyền tải ngày càng tinh tế, hiện đại, phong phú với đa dạng kênh hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ. Thông tin ngày nay là văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, tương tác,… 

 

Từ đó có thể trả lời câu hỏi ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì như sau ngành Truyền thông Đa phương tiện là ngành học ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin,…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.


Truyền thông Đa phương tiện cũng là nền tảng quan trọng phục vụ cho các lĩnh vực marketing, truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí. Tại Việt Nam, Truyền thông Đa phương tiện là một ngành học hấp dẫn, có nhiều sức hút với các bạn trẻ.


Cơ hội việc làm ngành Truyền thông Đa phương tiện


Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo. Tuy nhiên, số lượng học viên đăng ký ngành mỗi năm theo thống kê chỉ khoảng 5.000 – 6.000/ năm. Như vậy, sinh viên học ngành Truyền thông đa phương tiện luôn trong tình trạng “khan hiếm” và được các doanh nghiệp chào đón.


Ngành Truyền thông đa phương tiện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mang nhiều điểm khác biệt so với giai đoạn trước. Những chuyên gia của ngành Truyền thông đa phương tiện trong thời đại số cần ứng dụng và kết hợp thông thạo các phương tiện truyền thông, nhạy bén về thông điệp, sáng tạo để có được những sản phẩm truyền thông ấn tượng mạnh, hướng đến đúng đối tượng mục tiêu và đúng thời điểm.


Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông – quảng cáo trong nước cũng dần bắt kịp các xu hướng thế giới, các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang để mắt đến nguồn nhân lực từ Việt Nam. 


Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông Đa phương tiện làm việc tại các vị trí:

- Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn
- Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình
- Phóng viên
- Quản trị truyền thông trực tuyến
- Chuyên viên sản xuất Video
- Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin)
- Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
- Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo
- Chuyên viên Tổ chức sự kiện


Ngành Truyền thông Đa phương tiện học gì?


Khi tìm hiểu và được trả lời được câu hỏi ngành Truyền thông Đa phương tiện là gì? Nhiều bạn sẽ thắc mắc Sinh viên theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện học những gìSinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng về công nghệ đa phương tiện, kỹ thuật chuyên môn, cảm quan sáng tạo, khả năng lập kế hoạch, lên ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục cũng như giải trí, kinh doanh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.


Trong chương trình học, các môn học được thiết kế để sinh viên có thể vận dụng sức sáng tạo, kỹ năng lên ý tưởng và chuyên môn của bản thân. Sinh viên được thoải mái lên kế hoạch, thể hiện ý tưởng, nội dung, kịch bản các chương trình, sự kiện. Ngoài ra, các bạn sinh viên còn được tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm đa phương tiện tương tác như: viết bài, quay dựng, kỹ xảo hình ảnh, xử lý âm thanh, ... để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.


Chương trình đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện Đại học FPT 


Đạt Top 801-1000 trường đại học toàn cầu về phát triển bền vững THE Impact Rankings do tạp chí Times Higher Education công bố, Đại học FPT tiệm cận và kế thừa các chuẩn đào tạo trên thế giới.

 

Khác biệt lớn nhất tại Đại học FPT là ngành Quản trị Truyền thông Đa phương tiện phát triển theo định hướng ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRÊN NỀN TẢNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN để tạo ra những sản phẩm đột phá, ấn tượng, mang tính ứng dụng và hội nhập, bao gồm các chuyên ngành hẹp Quan hệ Công chúng (PR), Digital Marketing và Sản xuất Nội dung Truyền thông. 

 

 

Sinh viên học tập với giáo trình bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới. 


Sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Hoa. Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên học 1 học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài. Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học chuyên ngành tại Multimedia University hoặc Limkokwing University, Malaysia. Năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các đơn vị Báo điện tử, Đài truyền hình, Agency (công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo), các Nhà sản xuất và cung cấp nội dung truyền thông, giải trí. 


Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện còn được đào tạo tiếng Nhật hoặc tiếng Trung cùng các kỹ năng mềm để thích ứng nhanh, đáp ứng đúng yêu cầu quảng cáo – truyền thông của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

 

Ai nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện?


Để theo đuổi ngành Truyền thông Đa phương tiện các bạn cần có khả năng viết lách, năng khiếu thẩm mỹ và nhạy cảm với cuộc sống. Thẩm mỹ tốt và nhạy cảm với cuộc sống sẽ là giúp bạn dễ dàng tìm ra, khai thác các đề tài gắn liền với cuộc sống xung quanh, tạo được sự đồng cảm ở công chúng và thu hút nhiều người quan tâm.


Tố chất thứ hai cần có của người làm truyền thông đa phương tiện là Sáng tạo và luôn đổi mới. Yếu tố tiên quyết của các chuyên viên truyền thông là sáng tạo không ngừng, thường xuyên tạo ra các yếu tố mới để quảng bá hình ảnh thương hiệu.


Yếu tố tiếp theo cần có là phải chăm chỉ, nhẫn nại và chịu khó tìm tòi. Ngoài các công cụ, phần mềm thông dụng hầu hết các nhà thiết kế truyền thông đa phương tiện đều có thể sử dụng thành thạo nhiều loại phần mềm. Việc thông thạo các phần mềm khác nhau sẽ hỗ trợ bạn tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về thể loại và hình thức thể hiện.


Theo số liệu thống kê, ngành Truyền thông Đa phương tiện là một trong 5 ngành nghề hot nhất khi Việt Nam. Số lượng các bạn thí sinh theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện hàng năm tăng 25% so với năm trước. 92% số sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện ra trường có việc làm với mức lương trung bình từ 300 -1.000 USD./.


Trường ĐH FPT sử dụng bảng xếp hạng năng lực học tập Schoolrank để làm căn cứ xét tuyển. Thí sinh có thể lựa chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ hoặc bằng điểm thi THPT ngành Truyền thông Đa phương tiện. Nếu đạt từ TOP40, bạn đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH FPT. Xem chi tiết Quy chế Tuyển sinh năm 2023 tại đây



 
 

Tin tức Liên quan