Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? Đây có phải ngành học hấp dẫn trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ làm  việc gì? Có cơ hội phát triển không? Mức lương ra sao? Đó là những băng khoăn rất thường thấy của các bạn thí sinh và quý phụ huynh khi tìm hiểu về ngành Kỹ thuật phần mềm.

 

Để giúp phụ huynh và thí sinh có góc nhìn tổng quát hơn về ngành kỹ thuật phần mềm (KTPM) và đưa ra lựa chọn chính xác cho tương lai, bài việc bên dưới sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về ngành KTPM.

 

Cơ hội việc làm rộng mở cho những bạn theo học ngành kỹ thuật phần mềm

 

>>> Xem thêm:

 

Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì?

 

Kỹ thuật phần mềm là sự áp dụng một cách tiếp cận có hệ thống, có kỷ luật và định lượng được cho việc phát triển, sử dụng và bảo trì phần mềm. Ngành Kỹ thuật phần mềm bao trùm kiến thức, các công cụ, các phương pháp cho việc định nghĩa yêu cầu phần mềm, thực hiện các tác vụ thiết kế, xây dựng và bảo trì phần mềm. Kỹ thuật phần mềm còn sử dụng các kiến thức của các lĩnh vực như: Kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính, quản lý, toán học, quản lý dự án, quản lý chất lượng và kỹ thuật hệ thống.

 

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT. Tổng số tín chỉ của ngành Kỹ thuật phần mềm: 151 tín chỉ

- Kiến thức nền tảng: 116 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành: 22 tín chỉ

- Kiến thức bổ trợ/tự chọn: 13 tín chỉ

 

Các bạn thí sinh có thể tham khảo một số chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm của một số trường đại học uy tín khác như: chương trình đào tạo ĐH Khoa học Tư nhiên TP. HCM (137 tín chỉ), chương trình đạo tạo ĐH CNTT - ĐH QG TP. HCM (137 tín chỉ).

 

Kỹ thuật phần mềm học gì?


Sinh viên theo học ngành kỹ thuật phần mềm trường Đại học FPT sẽ được học những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Sinh viên được đào tạo kiến thức về công nghệ nền tảng và chuyên sâu của chuyên ngành; rèn luyện cho sinh viên những đức tính, kỹ năng cần thiết qua môi trường làm việc chuyên nghiệp, biết vận dụng các kiến thức chuyên ngành vào công việc thực tế của kỹ sư kỹ thuật phần mềm.



Ngoài kiến thức chung của lĩnh vực công nghệ thông tin, các sinh viên ngành KTPM sẽ được học những kiến thức chuyên ngành như:

  • Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming)
  • Các hệ cơ sở dữ liệu (Database Systems)
  • Lập trình di động (Mobile Programming)
  • Thiết kế Web (Web Design)
  • Phát triển ứng dụng Java web (Web-based Java Applications)
  • Dự án phát triển ứng dụng (Application development project)
  • Yêu cầu phần mềm (Software Requirement)
  • Kiểm thử phần mềm (Software Testing)
  • Kiến trúc và Thiết kế phần mềm (Software Architecture and Design)

 

Người học ngành KTPM cần những tố chất gì?

 

Nếu có những tố chất này thì bạn sẽ phù hợp với ngành Kỹ thuật phần mềm:

 

  • Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm đam mê sẵn có, bạn sẽ dễ dàng vượt qua được những áp lực, căng thẳng của công việc.
  • Tư duy logic chặt chẽ: Đây là tố chất quan trọng của người học Công nghệ thông tin.
  • Nhạy bén với công nghệ, có óc sáng tạo: Ngành này đòi hỏi người học phải có tư duy sáng tạo, tư duy hệ thống tốt để giải quyết công việc một cách tối ưu hóa nhất.
  • Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình: bản thân những người học Công nghệ thông tin họ rất tin tưởng vào kiến thức chuyên môn của mình và là người bảo thủ khó chấp nhận những ý kiến phê bình của người khác. Chính vì vậy, lắng nghe góp ý của người khác để hoàn thiện công việc mình một cách tốt hơn là một tố chất quan trọng.
  • Trình độ ngoại ngữ: Khả năng ngoại ngữ tốt là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong nghề nghiệp mà bạn theo học.

 

Kỹ thuật phần mềm - Ngành học "hot" với mức lương hấp dẫn

 

>>> Xem thêm:

 

Kinh nghiệm tích lũy được sau chương trình học

 

Sau chương trình học, sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm, để sinh viên có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế, đáp ứng được các nhu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội.

 

Ngoài kiến thức nền tảng, sinh viên còn được cung cấp các kiến thức chuyên sâu để xây dựng các dự án phần mềm. Có khả năng tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm, để tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

 

Mạng xã hội đang bùng nổ trên toàn thế giới, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Ngành Công nghệ Thông tin ở Việt Nam tuy không còn quá lạ lẫm, nhưng mức độ phát triển của ngành này vẫn ít nhiều còn hạn chế. Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành này chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp.

 

Hiểu rõ ngành Kỹ thuật phần mềm là gì sẽ giúp các bạn sẽ định hướng nghề nghiệp bản thân đúng đắn và phù hợp nhất. Với nền tảng công nghệ thông tin vững chắc, trường Đại học FPT luôn bắt kịp xu thế, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường.

 

Học Kỹ thuật phần mềm ra làm nghề gì?


Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Lập trình viên ứng dụng
  • Kỹ sư hệ thống phần mềm
  • Kỹ sư kiểm thử phần mềm
  • Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế hệ thống thông tin
  • Chuyên viên phân tích, thiết kế dữ liệu
  • Giám đốc kỹ thuật 

Ngành Kỹ thuật phần mềm lương bao nhiêu?

 

Theo số liệu thống kê của website việc làm Vietnamwork vào năm 2016, mỗi năm, Việt Nam thiếu khoảng 78.000 nhân lực Công nghệ thông tin. Dự báo đến năm 2020, tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực Công nghệ thông tin sẽ ở mức báo động với số lượng thiếu hụt lên tới 500.000 người.

 

Còn theo một báo cáo khác của TopDev - website việc làm ngành công nghệ thông tin có tiếng tại Việt Nam, nhu câu nhân lực ngành IT tăng lên không ngừng qua các năm. Cụ thể, ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ cần đến 350.000 – 500.000 nhân lực IT đến trước cuối năm 2021, tuy nhiên việc đào tạo nhân lực cho ngành này là có hạn. Tình trạng thiếu hụt lập trình viên có năng lực ngày càng khiến nghề này càng trở nên “có giá” hơn bao giờ hết.

 

Thu nhập của người làm Công nghệ thông tin luôn ở TOP 10 ngành nghề có thu nhập bình quân cao nhất. Tại Việt Nam, mức lương mà các Kỹ sư ngành Kỹ thuật Phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác. Cụ thể mức lương dành cho các kỹ sư phần mềm lành nghề dạo động từ 800-1.500 USD/tháng. Ở vị trí quản lý, giám sát, mức lương được đề xuất ở khoảng từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ở phân khúc lập trình web, các lập trình viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương 8 – 13 triệu đồng cho lập trình viên front-end và 11 – 15 triệu đồng cho lập trình viên back-end.

 

T.H 

Tin tức Liên quan