Ngành an toàn thông tin là gì? Thông tin thí sinh cần biết

Ngành an toàn thông tin là gì? Cơ hội việc làm và mức lương ngành An toàn thông tin là những điều thí sinh cần biết trước khi chọn ngành học. Ngành an toàn thông tin là ngành học liên quan đến bảo mật dữ liệu, thông tin. An toàn Thông tin là một ngành học hấp dẫn với những ai muốn tìm hiểu chuyên sâu về mạng, bảo vệ thông tin số, hệ thống thông tin và ứng dụng mạng.

 

 

Ngành an toàn thông tin là gì - Khái niệm ATTT

ngành an toàn thông tin

 

Ngành an toàn thông tin tên tiếng anh Information Assurance (viết tắt ATTT) là một ngành học tìm hiểu chuyên sâu về mạng; cách bảo vệ, bảo mật thông tin, dữ liệu, hệ thống thông tin, ứng dụng. Ngành ATTT nghiên cứu và phát triển công nghệ bảo mật, kỹ thuật mật mã, mã hóa dữ liệu, giải mã thông tin đồng thời xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu an toàn; phòng chống các cuộc tấn công từ Virus, Worms, Hacker và các phần mềm, ứng dụng độc hại.

Một số khái niệm liên quan


Ở Việt Nam, các khái niệm trong lĩnh vực này thường được dùng chung và hoán đổi cho nhau như an toàn máy tính (Computer Security) và an toàn thông tin (Information Assurance) mặc dù phương pháp tiếp cận, cách giải quyết vấn đề và phạm vi nghiên cứu của cả hai có sự sai lệch nhất định.

Tam giác CIA (Confidenttiality, Integrity, Availability) là khái niệm nền tảng và những vấn đề cốt lõi của ngành an toàn thông tin. Trong đó, Confidenttiality là tính bí mật, Integrity là tính toàn vẹn và Availability là tính sẵn sàng.

Hacker được dịch sang tiếng Việt là Tin tặc. Đây là những người hiểu rõ cơ chế hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính. Họ có thể viết hay chỉnh sửa, thay đổi những phần mềm, phần cứng máy tính với nhiều mục đích tốt xấu khác nhau. Và tùy mục đích, hacker được chia ra là hacker mũ đen và hacker mũ trắng, ...

Tấn công từ chối dịch vụ (DoS - Denny of Service): là một hình thức tấn công của hacker tìm cách làm hệ thống không thể phục vụ người dùng được trong một khoảng thời gian.

Mã độc (Malicious software) là một loại phần mềm được tạo ra và chèn vào hệ thống một cách bí mật với mục đích thâm nhập, phá hoại hệ thống hoặc lấy cắp thông tin, làm gián đoạn, tổn hại tới tính bí mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của máy tính nạn nhân. Có nhiều loại mã độc như: virus, worm, trojan, rootkit…

Ngành an toàn thông tin Đại học FPT


An toàn thông tin là một lĩnh vực cần thiết, quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Chính vì thế, Chỉnh phủ đã ban hành đề án 99 về "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020". Đại học FPT đã trở thành một trong các trường đào tạo ngành An toàn thông tin uy tín, chất lượng hàng đầu cả nước. Với lợi thế thừa hướng những thành quả nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ của tập đoàn FPT, sinh viên ngành an toàn thông tin Đại học FPT luôn được tiếp cận và cập nhật liên tục những xu hướng công nghệ mới nhất, những tri thức CNTT hiện đại của thế giới.

Từ nền tảng công nghệ thông tin vững chắc, sinh viên ngành ATTT ĐH FPT được học tập, nghiên cứu kiến thức về phần cứng; cách xây dựng, phát triển phần mềm; mạng và hệ thống thông tin cũng như các nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin. Nhà trường tuyển sinh ngành An toàn thông tin với cách xét điểm học bạ và điểm thi THPT thông qua công cụ xếp hạng thí sinh SchoolRank. Thí sinh trúng tuyển có thể theo học ngành ATTT ở các campus của Đại học FPT trên khắp cả nước: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Sự khác biệt của Trường Đại học FPT là đào tạo với hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn liền với thực tiễn và các công nghệ hiện đại. Triết lý và phương pháp giáo dục hiện đại; đào tạo toàn diện; Chương trình luôn được cập nhật và tuân thủ các chuẩn công nghệ quốc tế; Đặc biệt chú trọng kỹ năng ngoại ngữ của người học; tăng cường phát triển kỹ năng cá nhân  đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những cơ hội việc làm tốt nhất sau khi ra trường.

Có nên học ngành ATTT

 

ngành an toàn thông tin

 

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng lên toàn bộ mọi khía cạnh của xã hội. Một nền kinh tế, công nghiệp chủ yếu dựa trên sự kết nối internet của các phần mềm, ứng dụng, website với khả năng điều khiển các đối tượng vật lý với ba nền tảng công nghệ cốt lõi là trí tuệ nhân tạo (AI), thế giới vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Và theo thống kê từ các chuyên gia an ninh mạng trung bình cứ 3 phút là một thiết bị IoT bị tin tặc tấn công. Chính vì thế việc đảm bảo an toàn thông tin, dữ liệu, hệ thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các doanh nghiệp, công ty cần phải giữ được lòng tin của khách hàng thông qua việc đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng nói riêng và tất cả các hoạt động giao dịch nói chung. Một lần nữa vai trò của an toàn thông tin lại được khẳng định khi giữ vai trò thiết yếu ở mọi vấn đề.

Tuy nhiên nếu chỉ yêu thích ngành an toàn thông thi thì chưa chắc bạn có thể học lâu dài với ngành. Bạn phải có một niềm đam mê cực lớn, sự kiên trì bền bỉ thì hãy vì đây là một ngành có nhiều áp lực và đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn. Thách thức là vậy, nhưng ngành ATTT có nhiều chế độ phúc lợi vô cùng hấp dẫn nếu bạn yêu thích an toàn thông tin và chấp nhận được thách thức nghề nghiệp, lời khuyên cho bạn “Có nên học ngành an toàn thông tin”. Bạn sẽ trở thành những chuyên gia, kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực CNTT với mức lương NGÀN ĐÔ và cơ hội việc làm rộng mở.

Ngành ATTT xét tuyển tổ hợp môn nào?


Ngành An toàn Thông tin thuộc khối ngành khoa học, kỹ thuật. Đây là một ngành học đòi hỏi tư duy logic và khả năng lập luận tốt. Chính vì vậy, tất cả các trường đại học tuyển sinh ngành An toàn Thông tin trên cả nước thường tuyển sinh bằng cách xét tuyển điểm học bạ THPT hoặc điểm thi THPT Quốc gia các tổ hợp môn có liên quan đến khối khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa).

Cụ thể, ngành an toàn thông tin xét tuyển tổ hợp môn cụ thể như sau:

Học viện Bưu chính Viễn thông, Học viện Kỹ thuật quân sự, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, ... tuyển sinh ngành ATTT với 02 tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa) và A01 (Toán, Lý, Anh)

Trường đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP. HCM tuyển sinh ngành ATTT với tổ hợp môn xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh)

Đại học FPT tuyển sinh ngành ATTT với tổ hợp môn xét tuyển A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh) , D01 (Toán, Văn, Anh), D90 (Toán, Anh, KHTN) (năm 2019). Từ năm 2020, nhà trường tuyển sinh TOP50 SchoolRank tức 50% học sinh có năng lực học tập tốt nhất cả nước.

Điểm chuẩn ngành an toàn thông tin

 

ngành an toàn thông tin

 

Ngành An toàn Thông tin là ngành học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin được đào tạo, giảng dạy ở rất nhiều trường Đại học, cao đẳng khác nhau trên cả nước.  Tùy vào mức độ yêu cầu đầu vào và chương trình đào tạo cụ thể, mỗi trường đại học có một mức điểm chuẩn khác nhau cho các ngành. Bên dưới sẽ cung cấp điểm chuẩn ngành an toàn thông tin trong vài năm gần đây ở các trường đại học uy tín. Thí sinh và phụ huynh có thể tham khảo thông tin và đưa ra quyết định phù hợp với năng lực của bản thân.

 

Điểm chuẩn ngành an toàn thông tin các năm 2019, 2018, 2017

 

Học viện/ Trường đại học  2019 2018 2017
Học viện Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (phía Nam)  20 19
21.75
Đại học Công nghệ - ĐHQG HN
24.45 21
26
Đại học CNTT - ĐHQG TP.HCM

24.45 (THPTQG)

900 (ĐGNL)

22.25 (THPTQG)

760 (ĐGNL)

25.50
 Đại học FPT 21 21 21



Các trường đào tạo ngành an toàn thông tin uy tín

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội


Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam, được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia. Trường được thành lập năm 1956, có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho miền Bắc. Khoa công nghệ thông tin của Bách Khoa HN (được thành lập từ năm 1995 và năm 2009 chuyển thành Viện công nghệ thông tin và truyền thông) thường là khoa có điểm đầu vào cao nhất trường.

Theo phương án tuyển sinh năm 2020 được công bố trên website, chuyên ngành Khoa học máy tính (bao gồm An toàn thông tin) sử dụng 3 phương thức xét tuyển:

Xét tuyển tài năng (Xét tuyển học sinh giỏi theo quy định của bộ GD&DDT và các chứng chỉ quốc tế: SAT, ACT, A-Level và IELTS)

Xét tuyển điểm thi THPT (Xét tuyển bằng điểm thi THPT các tổ hợp môn như: A00, A01, D01,...)

Xét tuyển kết hợp (bao gồm hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn hoặc điểm thi THPT kết hợp bài kiểm tra tư duy)

Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội


Trường đại học Công nghệ là một thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường được thành lập vào năm 2004, có địa chỉ ở 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trường nhận được sự đầu tư, quan tâm rất lớn từ nhà nước. Những năm gần đây, Đại học Công nghệ đang khẳng định mình là cơ sở đào tạo uy tín tại Việt Nam.

Đề án tuyển sinh năm 2020 của trường nêu rõ, nhà trường sử dụng 3 phương thức tuyển sinh bao gồm: Xét tuyển thẳng (học sinh có chứng chỉ quốc tế và theo cơ chế đào tạo đặc thù); Xét tuyển ưu tiên và Xét tuyển điểm thi THPT (tổ hợp môn A00, A01)

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


Khi thành lập vào năm 1997, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc sự quản lý của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Từ năm 2014, trường thuộc quyền quản lý của bộ Thông tin Truyền thông. Tuy được thành lập sau nhưng khoa CNTT của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã có bộ môn An toàn Thông tin cho việc đào tạo chuyên sâu.

Học viện có trụ sở tại TP. HCM ở địa chỉ 11 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở đào tạo ở 97 Man Thiện, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.

Phương án tuyển sinh năm 2020, ngành An toàn thông tin xét tuyển với 2 tổ hợp môn A00 và A01. 3 phương thức tuyển sinh:

  • Tuyển thẳng
  • Xét tuyển điểm thi THPT
  • Xét tuyển kết hợp giữ thành tích học tập ở trường THPT và các chứng chỉ quốc tế hoặc thành tích ở các cuộc thi học sinh giỏi.

Học viện Kỹ thuật mật mã


Học viên Kỹ thuật mật mã được thành lập năm 1995 với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho ngành Cơ yếu Việt Nam. Đến thời điểm hiện tại, Học viên đã có thêm đào tạo đại học chính quy hệ dân sự chuyên ngành An toàn thông tin. Đây cũng là một trong những cơ cơ sở đào tạo ATTT trọng điểm theo đề án 99 của chính phủ.

Trụ sở chính của Học viên Kỹ thuật mật mã ở địa chỉ 141 Chiến Thắng, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Cở sở phía nam chỉ đào tạo ngành an toàn thông tin, ở địa chỉ 17A Cộng Hòa, Phường 4, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

Học viên đã công bố đề án tuyển sinh năm 2020, theo đó, tại cơ sở phía nam chỉ đào tạo ATTT với thời gian 4.5 năm và 1 phương án tuyển sinh duy nhất là xét điểm thi THPT các tổ hợp môn A00, A01 và D01.

Trường Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG TP. HCM


Đại học CNTT - ĐHQG TP.HCM là trường đào tạo nhân lực CNTT uy tín ở Việt Nam, một thành viên của ĐHQG TP. HCM. Trường ĐH Công nghệ Thông tin là một trong các trường đào tạo trọng điểm ở phía nam theo đề án 99 về nhân lực ngành ATTT.

Theo đề án tuyển sinh đại học năm 2020 được công bố trên website, nhà trường tuyển sinh ngành An toàn thông tin với 5 hình thức:

  • Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo
  • Ưu tiên theo quy định của ĐHQG - HCM
  • Xét tuyển theo điểm thi ĐGNL của ĐHQG - HCM
  • Xét tuyển theo điểm thi THPT với các tổ hợp môn A00, A01, D01
  • Xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế

 

Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng


Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng được thành lập Với mục tiêu là nơi đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung -Tây Nguyên.

Năm 2020, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng tuyển sinh vói 4 phương thức:

  • Tuyển thẳng theo Quy định của Bộ GD&ĐT
  • Xét tuyển học bạ THPT
  • Xét tuyển điểm thi THPT
  • Xét tuyển điểm ĐGNL

Trường Đại học FPT


Trường Đại học FPT là trường Đại học trực thuộc Tập đoàn FPT. Đây là trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam đạt chứng nhận 3 sao của tổ chức Giáo dục Quốc tế QS (Quacquarelli Symonds) - Một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên thế giới. Với hàng loạt tiêu chuẩn đạt mức 5 sao

Từ năm 2013, Đại học FPT đã xây dựng và hoàn thành khung chương trình đào tạo ngành An toàn Thông tin theo hệ tiêu chuẩn quốc tế. Với sự hỗ trợ của Tập đoàn FPT, các công ty thành viên và đối tác của tập đoàn nên sinh viên theo học tại trường có điều kiện thực hành hơn so với các đơn vị công lập khác. Chương trình học tập thực tế tại doanh nghiệp (On the Job training) cho các sinh viên chính vì thế chất lượng đào tạo tại trường Đại học FPT cũng như trình độ của sinh viên luôn được đánh giá cao.

Theo đề án tuyển sinh của Đại học năm 2020, nhà trường tuyển sinh ngành An toàn thông tin đối với các bạn thí sinh thuộc TOP50 SchoolRank trở lên (tức 50% học sinh có năng lực học tập tốt nhất cả nước). Ngoài ra, các bạn từ TOP0 SchoolRank trở lên đủ điều kiện tham gia kỳ thi học bổng để nhận lấy những suất học bổng đại học FPT có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng và được áp dụng trong suốt 4 năm học tập tại trường.

Chương trình đào tạo ngành ATTT Đại học FPT


Chương trình đào tạo ngành trí tuệ nhân tạo Đại học FPT là 145 tín chỉ (chưa bao gồm học phần tiếng anh, giáo dục quốc phòng và các hoạt động rèn luyện bắt buộc). Với 2 giai đoạn: kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên ngành (9 học kỳ) để đảm bảo đầy đủ kiến thức cho sinh viên.

 

HỌC PHẦN Kỹ năng đạt được 

HỌC KỲ 1

Nhập môn khoa học máy tính

Tổ chức và Kiến trúc máy tính

Cơ sở lập trình

Toán cho ngành kỹ thuật

Kỹ năng học tập đại học

Vovinam

Sinh viên có bức tranh tổng thể về CNTT thông qua các khái niệm cơ bản: lịch sử phát triển, công cụ, kiến trúc phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, mạng và Internet, cấu trúc dữ liệu...

Sinh viên tìm hiểu về kiến trúc và tổ chức máy tính: bao gồm các chủ đề về thiết kế vật lý của máy tính (tổ chức) và thiết kế lôgic của máy tính (kiến trúc).

Sinh viên được học về các ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ C; quá trình phát triển phần mềm; lập trình căn bản dùng C.

Sinh viên được tăng cường các kiến thức cơ bản của giải tích và đại số tuyến tính và các ứng dụng của chúng trong khoa học, kỹ thuật.

Sinh viên được trang bị phương pháp học đại học hiệu quả.

HỌC KỲ 2

Hệ điều hành

Mạng máy tính

Lập trình hướng đối tượng

Toán rời rạc

Kỹ năng giao tiếp và cộng tác

Vovinam

Sinh viên được giới thiệu về hệ điều hành, nắm được các kiến thức về hệ thống mạng máy tính, kiến trúc mạng, các mô hình tham chiếu, các giao thức, họ giao thức TCP/IP, một số kiến thức cơ bản về an ninh mạng.

Sinh viên có kiến thức nền tảng toán học cho khoa học máy tính.

Sinh viên được trang bị kỹ năng làm việc nhóm, bao gồm cả cách làm việc, triển khai, trao đổi các chiến lược và giao tiếp trong nhóm hiệu quả.

HỌC KỲ 3

Các hệ cơ sở dữ liệu

Nhập môn An toàn thông tin

Thực hành OOP với Java

Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

Ngoại ngữ 2 : Tiếng Nhật 1

Sinh viên có kiến thức về các hệ cơ sở dữ liệu với các mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.

Sinh viên có kiến thức cơ bản về ngành an toàn thông tin

Sinh viên được thực hành các bài lập trình hướng đối tượng với ngôn ngữ Java.

Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về cấu trúc dữ liệu và các thuật toán được cài đặt cho các cấu trúc dữ liệu, sử dụng ngôn ngữ Java để minh họa.

HỌC KỲ 4

Tiếng Nhật sơ cấp 2 – Định hướng công nghiệp

Nhập môn Kỹ thuật Phần mềm

Mạng máy tính

Phát triển ứng dụng Java Web

Xác xuất thống kê

Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.

Sinh viên nắm vững quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các quy trình sử dụng trong ngành công nghệ phần mềm: Water Fall, Spiral, Interative Development, Agile.

Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML

HỌC KỲ 5

Lập trình hệ thống

Mật mã ứng dụng

Internet vạn vật

Xác suất thống kê

Ngoại ngữ 2 : Tiếng Nhật 2

Sinh viên có kiến thức về thiết kế và viết các chương trình máy tính cho phép phần cứng máy tính.

Sinh viên hiểu về mật mã, khoa học tạo và phá mã và mật mã.

Sinh viên có kiến thức chung về các tiến trình và vòng đời trong Kỹ thuật phần mềm và quản lý các dự án.

Sinh viên được tiếp cận với các kiến thức cơ bản của Internet vạn vật.

Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ nâng cao: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.

HỌC KỲ 6

Quản trị rủi ro trong hệ thống thông tin

Phát triển chính sách ATTT

Hệ thống nguồn mở và quản trị mạng

Quản trị dự án

Luật không gian mạng và đạo đức CNTT

Sinh viên biết cách đánh giá và quản lý rủi ro dựa trên việc xác định mức độ rủi ro chấp nhận được cho các hệ thống thông tin.

Sinh viên được giới thiệu về mạng máy khách / máy chủ nguồn mở, các khái niệm bảo mật và bảo mật thông tin cơ bản.

Sinh viên biết cách Quản trị dự án nói chung và dự án CNTT nói riêng một cách hiệu quả.

Sinh viên nắm vững các vấn đề liên quan đến đạo đức của người làm CNTT và người dùng CNTT, sở hữu trí tuệ, an toàn và bảo mật, tội phạm máy tính và Internet…

HỌC KỲ 7

Thực tập làm việc thực tế tại doanh nghiệp

 

Sinh viên làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT hoặc hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của tập đoàn FPT trên toàn thế giới.

HỌC KỲ 8

Phân tích mã độc và kỹ thuật dịch ngược

Điều tra số

Phương pháp nghiên cứu

Môn chuyên ngành tự chọn 1

Môn chuyên ngành tự chọn 2

Sinh viên tiếp cận với các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành người điều tra tội phạm mạng.

Sinh viên được trang bị một số phương pháp nghiên cứu hữu ích, điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp luận, các thức thiết kế và thực hiện dự án nghiên cứu để sinh viên có thể tự thực hiện các dự án nghiên cứu sau này.

HỌC KỲ 9

Thâm nhập thử và phòng thủ

Môn chuyên ngành tự chọn 3

Môn chuyên ngành tự chọn 4

Môn chuyên ngành tự chọn 5

Sinh viên học cách phòng thủ tin tặc bằng cách áp dụng các kỹ thuật hack như chính các hacker mũ đen.
Sinh viên lên ý tưởng, lập kế hoạch và hoàn thành những dự án trong sự định hướng, hỗ trợ của giảng viên.

 

Cơ hội việc làm, nhu cầu ngành ANTT


Học ngành an toàn thông tin ra làm gì? Ngành an toàn thông tin có dễ xin việc? Cơ hội việc làm ngành an toàn thông tin là những câu hỏi, những thắc mắc thường gặp khi các bạn thí sinh, học sinh tìm hiểu thông tin về ngành học này. Theo các chuyên gia hàng đầu về nhân sự ước tính, nhu cầu nhân lực việc làm ngành An toàn Thông tin tại Việt Nam vẫn còn rất lớn. Ở nước ta hiện tại, có khoảng hơn 1.000 kỹ sư An toàn Thông tin được đạo tạo chuyên nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực và việc làm ngành An toàn Thông tin tại Việt Nam còn rất nhiều, còn khá nhiều cơ hội cho các bạn trẻ đam mê với lĩnh vực bảo mật.

Về vị trí việc làm, sinh viên theo học ngành An toàn Thông tin sau khi ra trường làm có thể làm ở những vị trí khác như: quản trị website, quản trị dữ liệu, bảo mật thông tin, bảo mật dữ liệu hệ thống, chuyên viên phân tích, xử lý lỗi bảo mật,...

Một số vị trí công việc cụ thể mà các kỹ sư an toàn thông tin mới ra trường có thể đảm nhận như:

  • Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng.
  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn.
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống.
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin.
  • Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin.
  • Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính.

Mức lương ngành an toàn thông tin


Bà Nguyễn Phương Mai - GĐ Điều hành Tập đoàn nhân sự Navigos, trong hội thảo về nhân lực ngành an toàn thông tin chia sẻ hiện nay, các vị trí quản lý, vận hành hệ thống an toàn thông tin có thể được trả từ 10.000-15.000 USD/ tháng, mức lương ngành An toàn Thông tin cho vị trí nhân viên, kỹ sư mới ra trường cũng rất cao so với mặt bằng chung của những ngành nghề khác.

Một số doanh nghiệp, công ty khác cho biết mức lương của ngành Công nghệ Thông tin nói chung và mức lương ngành An toàn Thông tin nói riêng ở Việt Nam đang tăng mạnh. Đã có những nơi đồng ý đưa ra mức lương khởi điểm là 600-800 USD cho những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chỉ vài năm kinh nghiệm.

Một cựu sinh viên ngành An toàn Thông tin, anh Bùi Quang Minh chia sẻ:“ngành An toàn Thông tin nói riêng và ngành an ninh mạng tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, nhu cầu tuyển dụng sẽ càng cao và càng cạnh tranh. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì không còn cách nào tốt hơn là lựa chọn một môi trường đào tạo tốt và luôn tự tích lũy thêm kiến thức cho chính bản thân mình."

TD (Tổng hợp)

 

Đăng ký ngành An toàn thông tin Đại học FPT

 

Tin tức Liên quan