"Cân não" với đề thi luận về Trí tuệ nhân tạo của Đại học FPT

Kỳ thi Tuyển sinh riêng của trường Đại học FPT diễn ra ngày 14/7 đã thu hút được sự quan tâm của nhiều thí sinh và phụ huynh. Trong đề thi luận, thí sinh bày tỏ quan điểm về lợi ích và tác hại của trí tuệ nhân tạo hiện diện trong đời sống. Đây được xem là một đề thi thú vị và tiên phong.

 

Xem thêm >>> Trí tuệ nhân tạo ngành học tiên phong ở Việt Nam

Bên cạnh 120 phút phần thi trắc nghiệm với các câu hỏi về chỉ số IQ, EQ, logic, tính toán, hiểu biết về lĩnh vực công nghệ, văn hoá, xã hội…, 60 phút của phần thi tự luận cũng khiến thí sinh “cân não” không kém.



Đề thi có đoạn: “Trí tuệ nhân tạo đang thâm nhập sâu rộng vào nhiều lĩnh vực, trí thông minh của máy móc ngày càng thay thế cho cho đầu óc con người. Hãy viết bài luận bàn về lợi ích và tác hại của trí tuệ nhân tạo hiện diện quanh bạn trong máy tính, điện thoại và nhiều máy móc thiết bị khác.


Bày tỏ quan điểm của bạn nhằm ủng hộ hoặc phản đối sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Củng cố quan điểm và lập luận của bạn bằng các ví dụ từ sách báo, trải nghiệm cá nhân hoặc quan sát từ từ cuộc sống”.


Bạn Nguyễn Quang Minh – học sinh THPT Dĩ An – Bình Dương cho biết bản thân mong muốn chinh phục học bổng ngành Kinh doanh Quốc tế của trường Đại học FPT. Do đó, Minh cùng mẹ đến trường từ sớm để tham gia Kỳ thi riêng. 

 

 


Nhận định đề thi khá “hóc búa”, Minh chỉ làm được khoảng 50% nhưng cậu bạn này cũng cho rằng đề thi hay. Đối với đề thi luận, Minh nghĩ: “Trí tuệ nhân tạo sẽ để lại hệ quả rất lớn. Nó được lập trình và có thể kiểm soát con người. Sự phát triển của nó đồng nghĩa với việc thay thế con người trong nhiều công việc, do đó công nhân mất việc làm… Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những cơ hội và thách thức nhất định. Từ đó, là động lực để con người trau dồi tay nghề, học hỏi và phát triển nhiều hơn. Mình ủng hộ sự phát triển này”.

 



Cô Thanh Thảo – mẹ Minh vội vã hỏi han con sau kỳ thi. Cô cho biết: “Gia đình ủng hộ cho Minh tham gia Kỳ thi riêng của trường Đại học FPT. Lý do là qua tìm hiểu, cô thấy được sự năng động trong các hoạt động ngoại khoá và tiên phong đào tạo. Do đó, chất lượng đầu ra khiến cô yên tâm hơn”.

Trong khi đó, Nguyễn Lương Phúc – học sinh THPT Hiệp Hoà 3 để minh chứng cho lợi ích, tác hại của trí tuệ nhân tạo, Phúc đề cập đến khả năng nhận diện gương mặt, con đường ngắn nhất trong quy trình làm việc khi robot hoá, tự động hoá. Dù vậy, bạn cho rằng sẽ mất một thời gian lâu để những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong đời sống. Nhưng không phải vì vậy mà con người chủ quan, đặc biệt là thế hệ trẻ nên tìm tòi, nghiên cứu để đón đầu xu hướng này.

 


Trò chuyện với một bạn thí sinh khá mạnh về môn Văn - Quang Luân - học sinh trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp WellSpring (Tp.HCM) cho biết đề thi luận không làm khó bạn lắm. Tuy nhiên, bạn cũng rất ấn tượng với đề tài về trí tuệ nhân tạo. Đó là một phần tất yếu của sự phát triển xã hội, phù hợp với hướng đi của một trường Đại học tiên phong về công nghệ. Luân mong muốn qua kỳ thi để giành tấm vé trở thành sinh viên ngành Thiết kế Mỹ thuật số của trường Đại học FPT.

 

Còn với cô Phương -  mẹ của thí sinh Nguyễn Long Khánh – học sinh THPT Bùi Thị Xuân – quận 1, Tp.HCM cho biết mặc dù gia đình theo khối ngành Kinh tế nhưng con trai thích Công nghệ nên gia đình cũng ủng hộ cho Khánh thi vào Đại học FPT. Khánh là một học sinh khá với điểm tổng kết trung bình trên 8 và tổng điểm THPT 3 môn Toán – Lý - Anh trên 24. Khánh có khá nhiều lựa chọn cho con đường sắp tới nhưng vẫn mong muốn giành tấm vé học bổng của Đại học FPT. Khi được hỏi về trí tuệ nhân tạo, cô Phương cũng khá thích thú, cho rằng con trai hẳn sẽ thích thú với chủ đề này. Mặc dù có thể chủ đề này rất lâu mới trở thành thực tế nhưng gieo mầm vào suy nghĩ của thế hệ trẻ sẽ tạo ra bước khởi đầu mới mẻ, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang cho thấy xu thế công nghệ mới đang dần thay thế rất nhiều nghề nghiệp, dù là việc chân tay hay trí óc. Trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) là những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, trí tuệ nhân tạo có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Trí tuệ nhân tạo có thể xử lý dữ liệu ở mức rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người. 

 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là sự phát triển công nghệ thuần túy trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, mà sẽ là làn sóng của các giải pháp đột phá về công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, công nghệ vật liệu, tính toán lượng tử… thông qua các nội dung như hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn…

 

 


 

 

 

 

 

 

 

HANA


Tin tức Liên quan