Bật mí ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

Là 1 trong những ngành được xem là “hot” trong thời buổi hiện đại, nhiều bạn trẻ ao ước được làm việc trong lĩnh vực Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được ngành này cần gì, ai sẽ là người phù hợp và cơ hội ngành nghề thực sự ra sao? 

 

  1. Đi nhiều, trải nghiệm nhiều?

 

Photo ĐH FPT Tp.HCM nganhQuantriDichvuDulichvaLuhanh

 

  1. Đam mê là chưa đủ?

 

Photo ĐH FPT Tp.HCM nganhQuantriDichvuDulichvaLuhanh

 

  1. Cơ hội ngành nghề ra sao?

 

Photo ĐH FPT Tp.HCM nganhQuantriDichvuDulichvaLuhanh

 

Cùng với đó, số lượng khách du lịch quốc nội cũng tăng trưởng nhanh chóng. Mỗi năm có khoảng 70 triệu lượt khách trong nước. Nhiều điểm du lịch tại Việt Nam được khám phá, phát triển trở thành những điểm tham quan thú vị. Tuy nhiên, lực lượng hướng dẫn viên, kể cả nội địa và quốc tế chưa đến 13.000 người, không thể đảm đương lượng khách này và chỉ đáp ứng được 50% thực tế.

 

Photo ĐH FPT Tp.HCM nganhQuantriDichvuDulichvaLuhanh

 

Chương trình Đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành – ĐH FPT có gì đặc biệt:

 

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của Đại học FPT được thiết kế dựa vào tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS). VTOS là những tiêu chuẩn thực hiện công việc cần phải đạt được và những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Bộ tiêu chuẩn phiên bản mới được xây dựng dựa trên sáu lĩnh vực nghề chính đã được xây dựng từ Dự án trước là Lễ tân, Phục vụ buồng, Phục vụ nhà hàng, Chế biến món ăn, Điều hành Du lịch & Đại lý lữ hành và Hướng dẫn du lịch.

 

Chương trình hướng đến 3 giá trị khác biệt: Du lịch bền vững, Học tập qua dự án (PBL) và Ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch và lữ hành.

 

-       Du lịch bền vững

 

Hướng đến du lịch bền vững, người làm Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành không chỉ tập trung vào việc bảo vệ môi trường mà còn tập trung vào việc duy trì những văn hóa của địa phương và đảm bảo việc phát triển kinh tế, mang lại lợi ích công bằng cho các nhóm đối tượng tham gia. Đồng thời có ý thức về việc khai thác tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững và lâu dài.

 

-       Học tập qua dự án

 

Bằng cách tiếp cận cách học theo hướng học tập qua dự án PBL (Project based learning), chương trình hướng sinh viên đến việc tiếp cận trải nghiệm các dự án thực tế về tác nghiệp và điều hành trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành. Từ đó, sinh viên cũng có thể ứng dụng các nguyên tắc và công cụ được học để giải quyết các vấn đề thực tế một cách bài bản, linh hoạt và chuyên nghiệp.

 

-       Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành

 

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức và xúc tiến du lịch thực sự là một cơ hội lớn để quảng bá vẻ cuốn hút, hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm du lịch trong nước, đưa những thông tin trực quan về du lịch Việt Nam đến với du khách nói chung và du khách quốc tế nói riêng trước khi họ đến thăm Việt Nam trên thực tế.

 

Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành tại trường ĐH FPT gồm 130 tín chỉ, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp.

 

HANA

 

Năm 2019, ĐH FPT tuyển sinh theo 3 hình thức: xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia, điểm học bạ THPT Quốc gia, thi tuyển ngày 12/5. Xem thêm thông tin chi tiết, tại đây. 

Tin tức Liên quan