Thầy giáo mê Khí công ở Đại học FPT

Sinh viên ĐH FPT kháo nhau: “Thầy HùngLD hiền khô”. Lũ Cóc phương Nam thường tìm được ở thầy vài thứ hay ho. Khi thì tụi cóc hỏi han được bí kíp việc học quản trị dự án hay phát triển phần mềm, tụi cóc nữ lại tìm thầy như một người bạn lớn với đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. Điều gì đã làm nên “sức hút” của thầy Lại Đức Hùng? Cùng hỏi chuyện thầy nhé!  

 

PV: Thưa thầy, cơ duyên nào đưa thầy về với ĐH FPT?

 

 Thầy HùngLD: Thầy thích sư phạm từ nhỏ, lớn lên học Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật HCM nên vốn dĩ đã có duyên với giáo dục và thích đi dạy rồi. Hồi sinh viên, cũng như các em bây giờ, thầy có thực tập tại FSoft HCM khi đang học năm 2 đại học. Sau này làm trong ngành phần mềm với các doanh nghiệp trong công viên phần mềm Quang Trung ở nhiều vị trí trong ngành SE: developer, QC leader, BA, PM nên có kinh nghiệm thực tế với các môn học chuyên ngành SE. Thầy quyết định về Đại học FPT HCM từ khi đào tạo khóa sinh viên đầu tiên vì muốn được dạy những môn mang tính thực tế cao, đang được áp dụng ngoài doanh nghiệp, muốn được kết hợp cả hai thứ mà mình yêu thích: Công nghệ và Giáo dục trong một môi trường như FPT.

 

PV: Vậy với thầy công việc ở ĐH FPT có gì thú vị ạ?

 

Thầy HùngLD: FPT nhà mình có nhiều điều thú vị chứ! Trước hết là về nội dung giảng dạy: Giáo trình và bài giảng luôn cập nhật, thực tế, phù hợp với doanh nghiệp, thế giới. Sinh viên năng động và ham học hỏi. Một phần nữa là môi trường “sạch” để mọi người chú tâm vào công việc của mình, đơn cử như việc quan hệ Thầy – Trò  hay đồng nghiệp rất rõ ràng, minh bạch, không phải luồn cúi, lo “quan hệ”. Môi trường FPT rất giống với các doanh nghiệp phần mềm mà thầy đã từng công tác. Tết, lễ nghỉ là nghỉ, toàn thời gian cho gia đình, bạn bè. Không phải lo thăm ông này, bà kia, sinh viên cứ chăm chỉ học là được, không phải lo “đi” thầy cô hay sợ bị thầy cô “ghét” (cười).

 

PV: Gắn bó một thời gian dài với FPTU, kỷ niệm nào khiến thầy nhớ nhất?

 

Thầy HùngLD: Thầy nhớ nhất khóa sinh viên đầu tiên. Lúc đó mọi thứ đều mới, không có nguồn tài liệu, bài giảng hay tham khảo các khóa nhiều như bây giờ nên tinh thần chiến đấu của em tươi mới, chủ động hơn. Thầy khi ấy được giao dạy môn E-Commerce (Thương mại điện tử) lần đầu, cho dù có kinh nghiệm thực tế ngoài doanh nghiệp, chuẩn bị bài giảng kỹ nhưng vẫn không toát lên được cái hồn của môn học. Vì kinh nghiệm thực tế của mình liên quan đến phát triển phần mềm, quản lý dự án, phân tích yêu cầu chứ chưa phải là thương mại điện tử. Ban đầu, thầy cứ băn khoăn mãi: Phải làm sao để bài giảng sát thực tiễn công việc đã khó, làm sao để mang được cái chất thực tế vào bài giảng mà vẫn phải tạo được sự mới mẻ cho sinh viên khi ngày nào cũng phải lên lớp giảng bài? Sinh viên gặp mình nhiều có chán không? Mình gặp mình nhiều có chán không? Mấy thứ ấy cứ luẩn quẩn trong đầu mỗi lần đi dạy.

 

Sau đó, thầy đã phải chủ định mở doanh nghiệp, tham gia kinh doanh trên mạng một thời gian để “update” cho bài giảng, chất lượng bài giảng tốt hơn, mình cũng tìm thấy nhiều thứ hay ho hơn để chia sẻ với lũ Cóc lắm trò.

 

PV: Cóc FPTU ở HCM còn cho biết, ngoài dạy học, thầy còn đam mê Yoga, thiền và Phật pháp đúng không ạ?

 

Thầy HùngLD: Đúng hơn là thầy đam mê Khí công, Thiền và Phật Giáo. Vì sức khỏe của thầy không tốt, đứng lớp liên tục nhiều giờ trong phòng máy lạnh thường bị ho và viêm xoang. Ban đầu, thầy tìm đến khí công như một cách để tự chữa trị. Thầy tập thở bụng (một phương pháp của khí công), lấy hơi từ bụng, giảm áp lực lên thanh quản. Cộng với tập luyện thì từ đó giọng thầy ổn hơn, gần như không bị ho hay bệnh vặt. Tuy có một lần gẫy chân vì già mà còn ham đá banh với sinh viên. Giờ chân khỏi rồi vẫn đá tiếp (si mê là nguồn gốc của khổ đau!) (Cười)

 

PV: Có sự liên quan nào giữa Phật giáo và dạy học không ạ?

 

Thầy HùngLD: Khi tập luyện đều đặn, tìm hiểu cặn kẽ thì người tập Khí công thường hướng đến Phật giáo. Phật giáo cũng giáo dục con người tốt hơn. Trong giờ Ethics In IT thầy vẫn  hay hỏi các bạn: “Điều gì ảnh hưởng lớn nhất đến mỗi quyết định của chúng ta?” Sinh viên trả lời mỗi người một ý, nhưng với thầy thì đó là Personal Based Value System (Hệ thống giá trị cá nhân) – Những gì đáng quý nhất với mỗi con người. Nếu nhận thức được danh dự, lợi ích chung quan trọng hơn quyền lợi trước mắt thì quan chức sẽ không tham ô. Nếu hòa bình, sự yêu thương quan trọng hơn quyền lực, tiền tài, xung đột thì thế giới đâu còn chiến tranh, và để làm được những điều tốt đẹp trên thì giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Phật giáo và giáo dục luôn giúp định hình hệ thống đó ngày một hoàn thiện hơn. Với thầy, Phật giáo giúp thầy hiểu hơn về giáo dục.

 

PV: Nghe giang hồ FPTU nói, nhiều Cóc đòi tôn thầy làm “Sư phụ” để học Khí công đúng không ạ?

 

Thầy Hùng LD: Sư phụ thì chưa, vì hiện giờ thầy chỉ mở các lớp online miễn phí. Nghỉ hè chính thầy cũng đi kiếm “sư phụ” cho mình, đi tìm các thầy giỏi, tìm bài tập hay đưa lên cho những người bị bệnh, yêu thích có thể tập luyện. Một số bạn sinh viên trường mình bị các bệnh mãn tính cũng có nhờ thầy tư vấn, tập theo các bài hướng dẫn của thầy. Thỉnh thoảng các bạn thất vọng, bị xao nhãng hay buồn nản cũng hỏi thầy. Có một cô bé kia dù rất thương chị mình nhưng cứ vẫn hay bị chị ghét, rất buồn. Thầy gửi cho bạn ấy một câu thần chú rồi nói: Em cứ vẫn yêu thương chị ấy và khi buồn thì nhẩm đọc câu này nhiều lần. Sau này gặp lại thì bạn đó rất vui mừng vì chị em không còn mâu thuẫn. Thầy cũng chẳng biết câu đó tác dụng thật không nhưng đó cũng là một liệu pháp giáo dục tâm trí.

 

PV: Thảo nào, sinh viên bảo thầy Hùng hiền lắm?

 

Thầy HùngLD: Chắc là thầy hiền thật rồi, vì cho dù có bắt phạt sinh viên nặng đến đâu thì thầy vẫn luôn tươi cười.

 

PV: Hỏi câu cuối ạ, thầy nhắn gì cho sinh viên ngành công nghệ?

 

Thầy HùngLD: Học tập, làm kỹ thuật, công nghệ đôi lúc rất căng thẳng và mệt mỏi. Nhưng chúng cũng là để phục vụ con người mà thôi. Wieder scheint die partie schon fast entschieden, als überraschend ein unbekannter herr eingreift und mit empfehlungen, die die schachzüge hausarbeithilfe.com des meisters weit im voraus zu kennen scheinen, ein remis erspielt. Cho nên trong các giải pháp luôn cần đặt tính nhân văn lên hàng đâu. Hãy luôn hướng công việc của chúng ta đến những điều tốt đẹp nhất: gia đình, bạn bè, ước mơ… điều đó giúp ta luôn tìm thấy nghĩa và cảm hứng làm việc.

 

Họ tên: Lại Đức Hùng

Ngày sinh: 26/05/1983

Giảng dạy: I2SE, Ethics In IT, SR, SPM, E-commerce, SQA&T, HCI.

Sở thích: Tìm hiểu đạo Phật, Khí công, Thiền, bóng đá, cờ tướng.

Sở trường: Học hỏi nhanh lĩnh vực mới; làm tận lực, không mệt mỏi, không tính toán.

Sở đoản: Không chấp nhận điều vô lý, phản kháng mạnh (“nhịn nhục” kém).

Ghét: Bản ngã, ích kỷ, quyền lực xấu.

Ước mơ: Ai cũng hiểu được giá trị của giáo dục, tôn giáo.

Tự nhận xét về mình: Còn đang trong giải đoạn tìm hiểu.

 

 

THU QUYÊN

.

Tin tức Liên quan