Triển vọng nghề nghiệp

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng cùng với những công nghệ hiện đại như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Điện toán đám mây hoặc Internet vạn vật… Điều này kéo theo sự phát triển của nhóm ngành Công nghệ Thông tin nói chung và ngành An toàn Thông tin nói riêng. Tại Việt Nam hiện tại đã có mặt của rất nhiều ông lớn trong lĩnh vực An toàn Thông tin như: McAfee, Astaro, Check Point, Secure, Trend Micro, FoundStone, BlueCoat…


Theo ông Nguyễn Huy Dũng - Phó cục trưởng Cục An toàn Thông tin chia sẻ rằng không riêng Việt Nam mới thiếu hụt nhân lực về ngành An toàn Thông tin mà một số quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng gặp khó khăn về nhân lực ngành này. Ví dụ, tại Nhật Bản vào năm 2016 nhu cầu nhân sự ngành An toàn Thông tin là 252.000 người nhưng chỉ tìm được 230.000 người; trong đó, chỉ 93.000 người đạt yêu cầu của đơn vị tuyển dụng.


Kỹ sư ngành An toàn Thông tin có mức lương khá cao so với mặt bằng chung của các Kỹ sư thuộc khối Công nghệ thông tin và các ngành khác. Các sinh viên ngành An toàn Thông tin mới ra trường thường có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 10 triệu/ tháng. Trường hợp đã có kinh nghiệm vài năm, kỹ sư ngành An toàn Thông tin có thể nhận mức lương hàng ngàn USD trong các doanh nghiệp, tập đoàn lớn.

Học ngành này - Làm nghề gì?

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu

  • Chuyên viên lập trình website

  • Chuyên viên lập trình ứng dụng, phần mềm

  • Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin

  • Chuyên viên điều tra tội phạm mạng

  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống

  • Chuyên viên thiết kế hệ thống thông tin

  • Chuyên gia phát triển phần mềm nhúng

  • Chuyên viên phát triển phần cứng

  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin

  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu

  • Chuyên gia xử lý sự cố an toàn thông tin

VÌ SAO HƠN 50.000 SINH VIÊN LỰA CHỌN ĐH FPT?

100% Sinh viên được nhà tuyển dụng chào đón
100% Sinh viên được học tập bằng tiếng Anh
100% Sinh viên có học kỳ nước ngoài và trải nghiệm quốc tế
10% Cựu sinh viên làm việc tại nước ngoài
9.8% Cựu sinh viên trở thành lãnh đạo, quản lý
5% Sinh viên khởi nghiệp

campus đại học FPT Quy Nhơn

Không gian xanh trong lành, kích thích sinh viên học tập, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Trường Đại học FPT tiên phong sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy và học tập. Các khu vực giải trí, tiện ích, thể thao tích hợp giúp sinh viên phát triển cá nhân toàn diện.

Lộ trình đào tạo

Giai đoạn 04Chuyên ngành hẹp & Đồ án tốt nghiệp (3 học kỳ)
Giai đoạn 03Thực tập thực tế ( On the job 
training - OJT) (4 - 8 tháng)
 
Giai đoạn 02Kiến thức cơ sở
(5 học kỳ)
Giai đoạn 01Nền tảng, hội nhập
(6 tháng - 1 năm)
3 - 4 năm3 học kỳ/ năm

Đào tạo khác biệt

  • Sinh viên học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
  • Sinh viên được đào tạo song song ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật. 
  • Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài. 
  • Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học tập chuyên ngành tại Universiti Brunei Darussalam, Brunei hoặc học viên SRM Institute of Science & Technology, India. 
  • Năm thứ 3, sinh viên tham dự học kỳ OJT – Thực tập tại doanh nghiệp. Sinh viên được làm việc thực tế trong các dự án của FPT Software – TOP 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành. 
  • Sinh viên phát huy tối đa tư duy toán học và tư duy hệ thống, được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng về ICT, giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công của tin tặc (hacker) trong môi trường số.

Chương trình đào tạo

Học kỳ học phầnkỹ năng đạt được
Nền tảng
  • Tuần lễ định hướng

  • Tháng rèn luyện tập trung

  • Vovinam

  • 01-05 Level tiếng Anh (Dựa vào năng lực tiếng Anh đầu vào)

  • Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài

  • Sinh viên có phương pháp học Đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.

  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.

  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.

  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.

Học kỳ 1
  • Nhập môn khoa học máy tính
  • Tổ chức và Kiến trúc máy tính
  • Cơ sở lập trình
  • Toán cho ngành kỹ thuật
  • Kỹ năng học tập đại học 
  • Vovinam 2 
 
  • Sinh viên có bức tranh tổng thể về CNTT thông qua các khái niệm cơ bản: lịch sử phát triển, công cụ, kiến trúc phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, mạng và Internet, cấu trúc dữ liệu...
  • Sinh viên tìm hiểu về kiến trúc và tổ chức máy tính: bao gồm các chủ đề về thiết kế vật lý của máy tính (tổ chức) và thiết kế lôgic của máy tính (kiến trúc). 
  • Sinh viên được học về các ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ C; quá trình phát triển phần mềm; lập trình căn bản dùng C.
  • Sinh viên được tăng cường các kiến thức cơ bản của giải tích và đại số tuyến tính và các ứng dụng của chúng trong khoa học, kỹ thuật.
  • Sinh viên được trang bị phương pháp học đại học hiệu quả.
 
Học kỳ 2
  • Hệ điều hành
  • Mạng máy tính
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Toán rời rạc
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Vovinam 3
  • Sinh viên được giới thiệu về hệ điều hành,  nắm được các kiến thức về hệ thống mạng máy tính, kiến trúc mạng, các mô hình tham chiếu, các giao thức, họ giao thức TCP/IP, một số kiến thức cơ bản về an ninh mạng. 
  • Sinh viên có kiến thức nền tảng toán học cho khoa học máy tính. 
  • Sinh viên được trang bị kỹ năng làm việc nhóm, bao gồm cả cách làm việc, triển khai, trao đổi các chiến lược và giao tiếp trong nhóm hiệu quả. 
 
Học kỳ 3
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Nhập môn An toàn thông tin
  • Thực hành OOP với Java
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Ngoại ngữ 2  : Tiếng Nhật 1
 
  • Sinh viên có kiến thức về các hệ cơ sở dữ liệu với các mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ. 
  • Sinh viên được thực hành các bài lập trình hướng đối tượng với ngôn ngữ Java.
  • Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản về cấu trúc dữ liệu và các thuật toán được cài đặt cho các cấu trúc dữ liệu, sử dụng ngôn ngữ Java để minh họa. 
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
Học kỳ 4
  • Tiếng Nhật sơ cấp 2 – Định hướng công nghiệp
  • Nhập môn Kỹ thuật Phần mềm
  • Mạng máy tính
  • Phát triển ứng dụng Java Web
  • Xác xuất thống kê
 
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ căn bản: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
  • Sinh viên nắm vững quy trình phát triển phần mềm, bao gồm các quy trình sử dụng trong ngành công nghệ phần mềm: Water Fall, Spiral, Interative Development, Agile.
  • Sinh viên sử dụng thông thạo ngôn ngữ thiết kế phần mền UML.
 
Học kỳ 4
  • Lập trình hệ thống
  • Mật mã ứng dụng
  • Internet vạn vật
  • Xác suất thống kê
  • Ngoại ngữ 2  : Tiếng Nhật 2
 
  • Sinh viên có kiến thức về thiết kế và viết các chương trình máy tính cho phép phần cứng máy tính.
  • Sinh viên hiểu về mật mã, khoa học tạo và phá mã và mật mã.
  • Sinh viên có kiến thức chung về các tiến trình và vòng đời trong Kỹ thuật phần mềm và quản lý các dự án.
  • Sinh viên được tiếp cận với các kiến thức cơ bản của Internet vạn vật.
  • Sinh viên sử dụng Tiếng Nhật ở mức độ nâng cao: đọc, viết, giao tiếp ở môi trường làm việc.
 
Học kỳ 5
  • Quản trị rủi ro trong hệ thống thông tin
  • Phát triển chính sách ATTT
  • Hệ thống nguồn mở và quản trị mạng
  • Quản trị dự án
  • Luật không gian mạng và đạo đức CNTT
 
  • Sinh viên biết cách đánh giá và quản lý rủi ro dựa trên việc xác định mức độ rủi ro chấp nhận được cho các hệ thống thông tin.
  • Sinh viên được giới thiệu về mạng máy khách / máy chủ nguồn mở, các khái niệm bảo mật và bảo mật thông tin cơ bản.
  • Sinh viên biết cách Quản trị dự án nói chung và dự án CNTT nói riêng một cách hiệu quả. 
  • Sinh viên nắm vững các vấn đề liên quan đến đạo đức của người làm CNTT và người dùng CNTT, sở hữu trí tuệ, an toàn và bảo mật, tội phạm máy tính và Internet…
 
Học kỳ 6
  • Thực tập làm việc thực tế tại doanh nghiệp
  • Sinh viên làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các công ty thành viên thuộc tập đoàn FPT hoặc hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của tập đoàn FPT trên toàn thế giới.
Học kỳ 7
  • Phân tích mã độc và kỹ thuật dịch ngược
  • Điều tra số 
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Môn chuyên ngành tự chọn 1
  • Môn chuyên ngành tự chọn 2
  • Sinh viên tiếp cận với các kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành người điều tra tội phạm mạng.
  • Sinh viên được trang bị một số phương pháp nghiên cứu hữu ích, điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp luận, các thức thiết kế và thực hiện dự án nghiên cứu để sinh viên có thể tự thực hiện các dự án nghiên cứu sau này.
 
Học kỳ 8
  • Thâm nhập thử và phòng thủ
  • Môn chuyên ngành tự chọn 3
  • Môn chuyên ngành tự chọn 4
  • Môn chuyên ngành tự chọn 5
 
  • Sinh viên học cách phòng thủ tin tặc bằng cách áp dụng các kỹ thuật hack như chính các hacker mũ đen. 
  • Sinh viên lên ý tưởng, lập kế hoạch và hoàn thành những dự án trong sự định hướng, hỗ trợ của giảng viên.
 

BẠN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN?

<br>


VÌ SAO NÊN CHỌN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN
TẠI ĐẠI HỌC FPT?

bạn đã sẵn sàng để trở thành sinh viên đại học fpt?

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH

Họ và tên *
Số điện thoại *
Ngày sinh *
RadDatePicker
RadDatePicker
Open the calendar popup.
Tỉnh thành *
Trường *
Chuyên ngành *
Nơi đăng ký *