EduAR – Sáng kiến về giáo dục thông minh của sinh viên Đại học FPT

Vừa qua, tại vòng chung kết Cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh - Bình Dương 2018, sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT - Nguyễn Phước Anh Khoa đã nhận giải khuyến khích với sáng kiến về Smart Education with Augmented Reality (EduAR - Giáo dục thông minh với Công nghệ Thực tế tăng cường).

 

Cuộc thi  do UNESCO, WTA, thành phố Deajeon vàUBND tỉnh Bình Dương tổ chức nhằm tìm kiếm các sáng kiến trong việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh của tỉnh Bình Dương. Từ 20 đội ở vòng bán kết, 7 đội xuất sắc đến từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học Việt Nam và 7 đội đến từ Hàn Quốc đã vào vòng chung kết để trình bày ý tưởng của mình.

 

Giáo dục thông minh với Công nghệ thực tế tăng cường là gì?

 

EduAR là một ứng dụng di động trên điện thoại, máy tính bảng, giúp đem lại các nội dung sống động, chân thật và vô cùng mới lạ cho người dùng, đặc biệt là học sinh, du khách.

 


Cơ chế của EduAR – sáng kiến đạt top 5 Cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh - Bình Dương 2018

 

Augmented Reality (AR - Công nghệ Thực tế tăng cường) là sự kết hợp hiệu ứng kỹ thuật số vào thế giới thực nhằm đem lại những trải nghiệm mới lạ và chân thực đến người dùng. Khác với Thực tế ảo (Virtual Reality - VR), Công nghệ Thực tế tăng cường thế giới thực bằng những mô hình kỹ thuật số 3 chiều, tồn tại trực tiếp và phủ lên môi trường xung quanh người dùng.

 

Sau khi mô hình kỹ thuật số 3 chiều được đặt vào thế giới thực xung quanh, người dùng có thể di chuyển xung quanh hoặc tiến xa/ gần mô hình để có thể quan sát được chi tiết của mô hình như thể nó thực sự tồn tại như một thực thể.


Anh Khoa trình bày về sản phẩm công nghệ của mình trong cuộc thi. Ảnh:

 

 

Sáng kiến giáo dục thông minh với công nghệ thực tế tăng cường của Khoa nhận được sự đánh giá cao từ nhiều chuyên gia. Gian hàng triển lãm của chàng sinh viên khoá 10 Đại học FPT đón nhận khá đông khách hàng tới để tham quan và dùng thử đề tài. Đến với EduAR, khách hàng có thể trải nghiệm chân thực và sống động mô hình 3D thông qua thiết bị di động chỉ với việc quét hình ảnh.

 

EduAR – lợi ích to lớn cho ngành giáo dục và du lịch

 

So với việc đọc sách in, EduAR được đánh giá sống động hơn thông qua việc tạo ra những hình ảnh 3D những đoạn video miêu tả cụ thể về bài học. Hãy nghĩ đến những mô hình cơ người trong y học được thực thể hóa, những phản ứng ion, những hình học không gian… xuất hiện trên thiết bị di động, việc tiếp thu kiến thức sẽ trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

 

Ngoài sự ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục, EduAR có thể ứng dụng vào du lịch bằng việc để du khách sử dụng EduAR quét hình ảnh được dán ở khu du lịch để xem video, thuyết trình về địa danh, di tích lịch sử. Đối với các vật thể, di tích lịch sử thường bị du khách hiếu kì chạm và tác động lên làm hư hỏng, nhờ Công nghệ thực tế tăng cường thì sẽ giúp bảo quản được di tích.

 

Du khách sẽ sử dụng thiết bị di động của mình quét qua di tích lịch sử sẽ thấy được mô hình 3 chiều kỹ thuật số. Du khách có thể thoải mái tương tác với mô hình ảo 3 chiều này để xem chi tiết của di tích mà không ảnh hưởng vật thể di tích gốc.

 

Nguyễn Phước Anh Khoa – chàng trai viên FPT tài năng

 

Nguyễn Phước Anh Khoa là sinh viên Đại học FPT vừa tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm trong kỳ Spring năm nay với đồ án tốt nghiệp xuất sắc và hiện đang công tác tại Fsoft. Anh Khoa chia sẻ: “Mình cảm thấy thật may mắn khi cuộc thi này tổ chức trước khi mình tốt nghiệp để mình có cơ hội thử sức với nó. Với mình thì EduAR bây giờ chưa phải là mục tiêu của mình vì còn hạn chế là chỉ nhìn được trên thiết bị mà không được trải nghiệm thực tế, trong tương lai mình nhất định sẽ phát triển EduAR đến mức này. Đi được tới đây mình khá bất ngờ nhưng cảm thấy vui lắm!”

 

Hy vọng chàng trai tài năng Nguyễn Phước Anh Khoa sẽ có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp của bản thân cũng như chúc mừng bạn đã đạt được kết quả tốt trong cuộc thi Sáng kiến xây dựng thành phố thông minh Bình Dương.

Tin: CÓC SÀI GÒN
Ảnh: BÌNH MINH

Tin tức Liên quan