Việc 70% cử nhân IT cần phải đào tạo lại: Nghĩ sao cho đúng?

Tại tọa đàm phát triển nguồn nhân lực ICT vừa qua, 70% cử nhân CNTT ra trường cần đào tạo lại mới có thể làm việc tại doanh nghiệp được công bố thật sự tạo bất ngờ. Trường đại học sẽ phải thay đổi, vậy thí sinh và sinh viên sẽ và đang theo đuổi ngành Công nghệ thông tin cũng cần phải khác đi.

 

Người học cần gì?

 

Cũng trong buổi tọa đàm ICT, Bộ trưởng Nhạ khuyên sinh viên trong quá trình học tập phải đi sâu vào thực tế, tham gia hình thành nên những trung tâm đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp. Sinh viên công nghệ thông tin ra trường không chỉ có việc làm mà còn có tư duy khởi nghiệp tạo việc làm cho người khác.

 

Sinh viên cũng không nên quá thụ động vào chương trình đào tạo mà cần tìm hiểu nhu cầu doanh  nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, “dân IT” còn cần những kỹ năng để tự hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh cho bản thân. Ngay từ khi còn là sinh viên, việc tích cự tham gia các câu lạc bộ học thuật hay khởi nghiệp và tranh thủ các hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp để tự nâng cao kinh nghiệm lẫn kiến thức là hoàn toàn hữu ích.

 

Thị trường việc làm ngày càng “phẳng”, sinh viên có nên tự giới hạn bản thân ở thị trường làm việc trong nước? Ngoại ngữ, am hiểu văn hóa và tự trau dồi kiến thức chuyên môn, đặc biệt là với ngành công nghệ thông tin, sẽ là những kỹ năng cần thiết cho sinh viên để có thể mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình ở các nước khác.

 

Trường học phải làm gì?

 

Theo tính toán về mức độ tăng trưởng doanh nghiệp công nghệ thông tin, năm 2020, ngành này cần 100.000 cử nhân và phải là cử nhân chất lượng. Nhưng thực tế khảo sát trong số 35.000 cử nhân công nghệ thông tin ra trường cho thấy chỉ 30% làm việc được ngay, có việc làm đúng nghề. "Vấn đề này khiến chúng ta phải xem lại nhà trường đã đào tạo thế nào, doanh nghiệp đã đồng hành với quá trình đào tạo trong trường ra sao", ông Nhạ nói.

 

Kết quả hình ảnh cho Việc 70% cử nhân IT cần phải đào tạo lại: Nghĩ sao cho đúng?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi tọa đàm phát triển nhân lực công nghệ thông tin.

 

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. "Đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã bám theo doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình thì doanh nghiệp đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm chưa? Hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau? Đã đến lúc tuy 2 mà 1 chưa?", Bộ trưởng Hùng đặt câu hỏi.

 

Là số ít trường Đại học công bố tỷ lệ việc làm gần như tuyệt đối, Đại học FPT được biết đến như một trường đại học có nhiều hoạt động kết nối với doanh nghiệp. Các hoạt động gặp gỡ doanh nghiệp gần như liên tục trong từng giai đoạn của sinh viên. Những học kỳ chuyên ngành đầu tiên, sinh viên được tham dự các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm từ đại diện các doanh nghiệp. Hàng năm, trường Đại học FPT vẫn tổ chức ít nhất một ngày hội việc làm và các buổi phỏng vấn thử để sinh viên tích lũy kinh nghiệm.

 

Thay vì học kỳ cuối, học kỳ thực tập tại doanh nghiệp của sinh viên Đại học FPT (OJT) từ cuối năm 3. Trong học kỳ này, sinh viên không phải tìm doanh nghiệp để thực tập mà sẽ thực tập tại các doanh nghiệp đã liên kết cùng đại học FPT, tham gia các dự án để có kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn là sinh viên. Những kinh nghiệm này sẽ được áp dụng trong đồ án tốt nghiệp – là những dự án thực tế có tính thương mại cao, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Lúc này, vai trò của doanh nghiệp là hội đồng đánh giá đồ án tốt nghiệp và tham gia tuyển dụng tại chỗ.

  

Nắm bắt nhu cầu chuyên môn luôn đi liền với ngoại ngữ, Đại học FPT đào tạo sinh viên bằng giáo trình “nhập khẩu” từ các nhà xuất bản danh tiếng, vừa để sinh viên có thể học ngoại ngữ, vừa để kiến thức không bị lạc hậu so với các nước. Để đảm bảo sinh viên theo kịp chương trình đào tạo, sinh viên được học tiếng Anh trước khi bắt đầu chuyên ngành và đa số các ngành tại Đại học FPT đều được học 2 ngoại ngữ trong chương trình học.

 

Thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên bắt kịp với nhu cầu doanh nghiệp trong nước và cả các nước khác.

 

Kết

 

Không chỉ có tỷ lệ việc làm cao, Đại học FPT còn thuộc top sinh viên khởi nghiệp và làm việc tại nước ngoài. Có thể thấy điểm khác biệt lớn nhất giữa Đại học FPT với các trường chính là môi trường không chỉ tôi rèn kiến thức thực tiễn mà còn trau dồi kỹ năng cá nhân để sinh viên sẵn sàng cho sự nghiệp 4.0 toàn cầu. Môi trường là một yếu tố quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là tinh thần sáng tạo, nhu cầu tự phát triển bản thân xuất phát từ chính các sinh viên.

 

HB (Tổng hợp)

Tin tức Liên quan