Tổng quan về ngành Quản trị Marketing

Có thể thấy vị trí của người làm Quản trị Marketing trong doanh nghiệp vô cùng quan trọng, đặc biệt trong suốt một thập kỷ trở lại đây. Hãy cùng tìm hiểu ngành Quản trị Marketing là gì và công việc nào đang chờ đợi các chuyên viên lĩnh vực Marketing để có cơ hội nhận được mức lương lý tưởng.

 

Theo ông Nguyễn Bá Gia Luân, quản lý thương hiệu thuộc ngành hàng mì của một tập đoàn thực phẩm phát biểu trong một hội thảo Marketing: “Hiện giờ tại các công ty bình thường của Việt Nam, không phải công ty quốc tế lương CMO (giám đốc/quản trị Marketing) không bao giờ dưới 15.000 USD”. Sức hấp dẫn của công việc năng động này chưa bao giờ hạ nhiệt.

 

Quản trị Marketing là gì?

 

 

>>> Xem thêm:

 

Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa; dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu; thỏa mãn những khách hàng mục tiêu và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp; tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và các nhóm công chúng để có những cuộc thảo luận, phản hồi tích cực...

 

Các giai đoạn nối tiếp nhau cần có sự kết nối và tính nhất quán chặt chẽ trong việc điều phối nhân sự, đòi hỏi đội ngũ quản trị có chuyên môn cao.

 

Học Quản trị Marketing ra làm gì?

 

Quản trị Marketing đem lại rất nhiều các vị trí công việc triển vọng và có nhu cầu tuyển dụng cao tại nhiều tập đoàn và doanh nghiệp, có thể kể đến như chuyên viên Marketing, chuyên viên Kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, chuyên viên quan hệ khách hàng, chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên tư vấn quản trị thương mại và vị trí cao nhất là CMO.

 

CMO (viết tắt của cụm từ Chief Marketing Officer - Giám đốc Marketing) là người chịu trách nhiệm điều phối và quản lý mọi hoạt động Marketing của doanh nghiệp, hay còn gọi là Quản trị Marketing. Công việc của người làm Quản trị Marketing là phát triển sản phẩm, truyền thông, tiếp thị, phân tích và đánh giá thị trường, chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng… Quan trọng hơn nữa CMO còn là nhà tư vấn cho CEO về việc định hướng và xây dựng chiến lược của doanh nghiệp.

 

Công việc của người làm quản trị Marketing

 

Một nhân viên Quản trị Marketing cần phải biết xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin quản lý (MIS) thành thạo. Dựa vào đó để nghiên cứu thị trường tạo cơ sở cho những quyết định Marketing, phân đoạn và tìm kiếm tệp khách hàng cũng như thị phần của sản phẩm, quyết định chiến lược Marketing tối ưu nhất cho sản phẩm, đồng thời kiểm tra và đánh giá tiến độ để có những thay đổi kịp thời. Ngoài ra họ còn phải phán đoán và đưa ra ngân sách đề suất cho chiến dịch. Vai trò của việc Marketing là trung tâm của các chức năng khác trong doanh nghiệp như: Nhân sự, tài chính, sản xuất, kế toán…

 

Vì thị trường luôn biến động và doanh nghiệp không thể tồn tại chỉ với những sản phẩm và dịch vụ đang có. Do đó một vai trò quan trọng không kém của những nhà Quản trị Marketing là phải tìm ra nhu cầu ở hiện tại và trong tương lai gần của người tiêu dùng và biến nó thành cơ hội để sinh lời cho doanh nghiệp.

 

Ngành quản trị Marketing Đại học FPT

 

Tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế trong nước là tiền đề tạo nên sức nóng của ngành Quản trị kinh doanh nói chung và ngành Quản trị Marketing nói riêng. Tính riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có hơn 300.000 doanh nghiệp chưa kể đến các công ty lớn hay các công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Việt Nam.

 

Với những lý do như vậy, nhu cầu nhân lực ngày một tăng cao và sinh viên các ngành Quản trị đặc biệt là Quản trị Marketing là những lựa chọn đầu tiên của nhà tuyển dụng. Là tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, tập đoàn FPT hiểu được tâm lý của các doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng khó tính, chính vì thế đã xây dựng và phát triển ngành Quản trị Marketing Đại học FPT.

 

Sinh viên nhận được gì từ chương trình đào tạo ngành Quản trị Marketing Đại học FPT:

 

  • Học tập với giáo trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng thế giới.
  • Được đào tạo song song tiếng Anh và ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Nhật.
  • Ngay từ năm học đầu tiên, sinh viên đã có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài.
  • Sinh viên tiếp tục có 1 đến 2 học kỳ học chuyên ngành tại Đài Loan hoặc Philippines
  • Thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ 4 đến 8 tháng.

 

Tin tức Liên quan