Tiếng Nhật khó hay dễ? - Lời khuyên cho những ai đang định học tiếng Nhật

Tiếng Nhật khó hay dễ? Bạn dễ dàng nhận được hơn 94.000.000 kết quả trong vòng 0.4 giây khi tìm kiếm đáp án cho câu hỏi này trên Google đấy. Điều đó chứng minh rằng ngành Ngôn ngữ Nhật thực sự dành được nhiều sự quan tâm của tất cả mọi người. Vậy thực sự học tiếng Nhật khó hay dễ?

 

Tìm hiểu ngay những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về tiếng Nhật và đưa ra quyết định đúng đắn hơn cho bản thân trong tương lai.

 

Tiếng Nhật khó hay dễ không quan trọng mà bạn có đủ đam mê để theo học không

 

>>> Xem thêm:

 

Phát âm tương đối đơn giản, có nhiều điểm giống tiếng Việt

 

Tiếng Nhật khác với tiếng Anh, nếu tiếng Anh có 12 nguyên âm đơn thì tiếng Nhật chỉ có 6 nguyên âm đơn (chưa kể nguyên âm đôi) với 19 phụ âm, trong đó 4 âm không có dạng tương tự trong tiếng Việt (tsu, sh, p, j). Đặc biệt, tiếng Nhật chỉ có duy nhất 1 phụ âm đầu và cuối ở mỗi từ (nếu có), nên bạn không cần “vặn vẹo miệng” nhiều để phát âm như tiếng Anh.

 

Vì người Nhật nói tương đối nhanh nên họ vẫn có thói quen nối phụ âm cuối “n” vào đầu từ tiếp theo, nhưng đó chỉ là sự vô tình và bạn không bắt buộc phải nối theo, họ vẫn có thể hiểu nếu bạn phát âm tách ra như bình thường.

 

Bên cạnh đó, tiếng Nhật còn 1 điểm khác biệt nữa là trộn nguyên âm. Những nguyên âm giống nhau khi đứng cạnh nhau (như oo, ii…) sẽ được đọc ngân dài trong 1 hơi, chứ không đọc riêng từng từ. Người Nhật có sự phân biệt khá rõ ràng giữa âm thường và trường âm (đọc kéo dài), cũng là 1 điều bạn cần lưu ý để không gặp tình trạng nhầm lẫn phát âm giữa các từ vựng khác nhau.

 

Nhìn chung, phát âm tiếng Nhật được nhiều người đánh giá là đơn giản hơn tiếng Anh, không tốn nhiều thời gian để nói được. Tuy nhiên, các âm của tiếng Nhật không hoàn toàn giống với tiếng Việt, nên không “dễ ăn” như nhiều người vẫn nghĩ.

 

Hệ thống bảng chữ cái phức tạp, “đánh đố” người học

 

Học ngành Ngôn ngữ Nhật còn tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản

 

>>> Xem thêm:

 

Về mặt độ khó chữ viết, tiếng Nhật “chiếm trọn” ngôi vương. Tiếng Nhật có hệ thống chữ viết phức tạp hơn, bao gồm:

  • Chữ mềm (hiragana): Thể hiện ngữ pháp (chia thì, khẳng định, phủ định...) hoặc dùng để ghi từ vựng trong trường hợp không nhớ chữ Hán.
  • Chữ cứng (katakana): Ghi tên, từ mượn của nước ngoài….
  • Chữ Hán (kanji): Chữ tượng hình, mỗi chữ như 1 bức tranh thể hiện ý nghĩa từ vựng.
  • Chữ Latinh (romaji): Tương tự như pinyin của tiếng Trung, thường dùng khi dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài.

 

Bảng chữ mềm và chữ cứng tương đối ít nguyên âm, phụ âm nên khá dễ nhớ. Riêng chữ Hán mới là điều “đánh đố” thực sự cho người học vì sự đồ sộ và phức tạp của nó, khi bạn phải học khoảng 2000 chữ để sử dụng trong đời sống hàng ngày.

 

Lý do phải sử dụng thêm chữ Hán trong khi đã có bảng chữ mềm, chữ cứng là vì hệ thống ngữ âm của Nhật quá ít nguyên âm, phụ âm, nên từ vựng không phong phú và bị trùng nhau rất nhiều. Cùng một từ nhưng có thể lên đến hàng chục nghĩa khác nhau, người đọc không rõ nó mang nghĩa nào, nên cần chữ Hán để phân biệt mỗi nét nghĩa. Chỉ có các yếu tố không có hình ảnh cụ thể như giới từ, thì, mệnh lệnh… mới dùng chữ mềm để ký âm.

 

Học tiếng Nhật khó hay dễ?

 

Nếu bạn hỏi rằng việc học tiếng Nhật có thực sự khó không? Câu trả lời sẽ luôn là có, dù đó là tiếng Nhật, tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào cũng có điểm riêng biệt, nét đặc sắc và cái khó riêng. Nào, đến đây đã có chút nản lòng và chút muốn từ bỏ nhen nhóm lên trong bạn chưa? Nếu “chưa” thì tiến tới thôi, bạn đã có một bệ phóng vững chắc để có thể bắt đầu chiến đấu cùng với tiếng Nhật rồi đó. Còn nếu câu trả lời là “rồi” thì bạn nên chuẩn bị lại tinh thần mình rồi, nhưng không cần quá hoang mang đâu nhé. Bất cứ nỗ lực nào đều mang lại một kết quả hữu ích đấy. Cùng cố gắng để chinh phục thành công mục tiêu mà bạn đề ra nhé.

 

Một ngoại ngữ có được gọi là khó hay không phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân bạn. Như đã nói ở trên, bất kỳ thứ tiếng nào cũng có cái khó riêng của nó, nhưng nó sẽ càng trở nên khó hơn nếu bạn không có sự quyết tâm và nỗ lực hết khả năng của mình, hoặc có thể là do bạn chưa đủ khát khao muốn chinh phục và làm chủ nó. Những khó khăn đó sẽ không còn là vấn đề nếu bạn có sự tự tin, có ý chí và luôn nhắc nhở bản thân rằng mình có thể làm được. Trước khi bắt đầu quá trình thực hiện một mục tiêu nào, bạn đều phải luôn lường trước được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải và nung nấu một sức mạnh ý chí kiên cường, luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng đối mặt với khó khăn, đừng lo sợ và tự tin bước về phía trước.

 

 

Quỳnh Trâm

Tin tức Liên quan