Tấm vé tham dự COY quốc tế sẽ thuộc về học sinh trường nào?

Khởi động từ tháng 1/2017, cuộc thi COY – khu vực miền Nam – Việt Nam đang đến hồi “gay cấn”. 6 đội tham gia vòng chung kết sẽ vượt qua thử thách gồm thuyết phục người mua hàng tại hội chợ, phản biện chéo giữa các đội thi để giành tấm vé tham dự COY – Châu Á Thái Bình Dương. Vòng chung kết sẽ được tổ chức vào ngày 11/3 tại trường Đại học FPT – đơn vị tài trợ chính.

 

COY (Company of Year) – doanh nghiệp của năm là cuộc thi lớn nhất của Junior Achievement World Wide được tổ chức thường niên tại 6 khu vực trên thế giới. COY hiện đang có mặt tại 37 nước Châu Âu, các nước khu vực Nam Mỹ - Carribean, Mỹ, Canada, các nước khu vực Châu Á – TBD và khu vực Châu Phi.

 

Cuộc thi là cơ hội cho những người trẻ từ 15-18 tuổi thực hành kiến thức và phát triển kỹ năng kinh doanh. Chương trình đòi hỏi những doanh nhân trẻ phải đưa ra được các ý tưởng, chiến lược kinh doanh cho sản phẩm (hoặc dịch vụ) của họ nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường; Giải quyết vấn đề nhà ở cho những người có thu nhập thấp; Cải thiện và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Ứng phó với nạn bạo hành học đường; Giải quyết vấn đề ách tắc giao thông ở đô thị.

 

Ban giám khảo (là đại diện của các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp có uy tín) sẽ đánh giá dựa trên các phương pháp tiếp cận, làm việc nhóm, cách giải quyết vấn đề, kế hoạch kinh doanh, hệ thống quản lý tài chính – nhân sự và đặc biệt là sự đổi mới và tính bền vững. Đây cũng là cơ hội để học sinh phổ thông được trực tiếp hỗ trợ kinh doanh và tiếp cận thông tin toàn cầu. Một phần lợi nhuận từ các nhóm (doanh nghiệp) tham gia cuộc thi sẽ được trích ra để đóng góp cho các quỹ từ thiện.

 

Các đội thi dưới hình thức thành lập công ty và thực hiện kế hoạch kinh doanh cho 1 sản phẩm/ dịch vụ, đồng thời trực tiếp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đó trong khoảng thời gian 8 tháng. Trước vòng chung kết, các đội thi đã tham gia nhiều 8 buổi workshop để bồi dưỡng kiến thức kinh doanh: nghiên cứu thị trường, phát triển dự án, cơ hội kinh doanh, thu mua, marketing và bán hàng, kế hoạch tài chính, đánh giá…

 

Vòng chung kết được tổ chức với hình thức một hội chợ triển lãm nơi các đội thi (doanh nghiệp) sẽ bán sản phẩm/ dịch vụ của mình dưới dạng bán ý tưởng hoặc sản phẩm cụ thể. Đối tượng người mua hàng là ban giám khảo, người của tổ chức JA Vietnam, người thăm quan đến từ các trường, báo chí,…

 

Tại đây, ngoài việc phải vận dụng óc sáng tạo và thẩm mỹ để tạo dựng một hình ảnh thương hiệu đẹp mắt, các em học sinh còn phải vận dụng tối đa các kỹ năng quan trọng trong kinh doanh của mình như thuyết trình sản phẩm/ dịch vụ trước đám đông, thuyết phục người mua hàng, làm việc nhóm,. Vòng thi này được chia thành hai phần: Bán hàng tại gian hàng, thuyết phục người mua hàng; Phản biện chéo giữa mỗi hai đội (bốc thăm) trong đó các đội phải chỉ ra được điểm yếu và thuyết phục người dùng không nên mua sản phẩm/ dịch vụ của đội đối thủ của mình.

 

Nằm trong top 2 trường Đại học đào tạo Quản trị Kinh doanh hàng đầu Việt Nam (theo xếp hạng của tổ chức giáo dục Eduniversal), Đại học FPT đang cung cấp cho Việt Nam và quốc tế đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo ngoại ngữ, tác phong làm việc chuyên nghiệp và khả năng hội nhập quốc tế. Trở thành nhà tài trợ chính của COY Việt Nam, trường hy vọng sẽ chắp cánh cho nhiều tài năng trẻ trong lĩnh vực kinh doanh.

 

Cùng xem qua các đề tài của các đội:

 

HANA

 

.

Tin tức Liên quan