Nghe sinh viên kể chuyện làm việc tại nước ngoài

Giáo dục & Thời đại - Thị trường lao động không còn ranh giới địa lý nên sinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài nhiều hơn. Vấn đề còn lại chính là kỹ năng và năng lực để có thể hội nhập toàn cầu.

 

Thế giới ngày càng “phẳng”, cơ hội làm việc tại nước ngoài không khó tìm như trước. Không chỉ các công việc dài hạn, các chuyến công tác kéo dài vài tháng theo từng dự án, hợp đồng (onsite) cũng đang thu hút nhiều bạn trẻ nỗ lực bản thân để tham gia.

 

Làm việc tại FPT Software TP.HCM, Giang Song Trúc - cựu sinh viên đại học FPT được cử sang Mỹ tham gia dự án xây dựng trang điện tử trên nền tảng internet vạn vật (IoT platform) trong thời gian 2 tháng tại công ty General Electric. Đây không phải là cơ hội duy nhất của cô nàng cựu sinh viên khoá 8 trường ĐH FPT vì trong ngành phần mềm, những kỹ sư có chuyên môn tốt luôn thường xuyên có cơ hội sang trụ sở của các đối tác nước ngoài để hoàn thành dự án.

 

Ngoại ngữ luôn là trở ngại lớn nhất cho người trẻ khi chọn nước ngoài để phát triển sự nghiệp. “Diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ thỉnh thoảng cũng khó có thể nói hết ý huống chi bằng một ngôn ngữ khác” – Song Trúc chia sẻ quan điểm của mình.

 

Tuy vậy, 4 năm học song song ngoại ngữ tiếng Nhật cùng giáo trình nguyên bản “nhập khẩu” từ các trường trên thế giới đã Trúc “tăng kĩ năng tìm kiếm thông tin, những kiến thức mới” và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, Trúc hoàn thành vai trò của mình với những đánh giá phản hồi hoàn thành tốt yêu cầu.

 

Sống ở một môi trường hoàn toàn khác vừa là thách thức mà cũng vừa là cơ hội để sinh viên đại học FPT học hỏi thêm văn hoá ở nhiều đất nước khác nhau. Với Trúc, “ở Mỹ đa dạng cả về văn hóa, con người, thiên nhiên và ẩm thực. Chính nhờ sự đa dạng này mà mình được trải nghiệm rất nhiều điều mới trong 1 khoảng thời gian ngắn”.

 

Chương trình NINJA (Navigating an Independent Nonstop Journey to Autonomy) là nét riêng có của đại học FPT giúp hoàn thiện kỹ năng mềm và kinh nghiệm sống, tăng tính thích nghi linh hoạt bên cạnh kiến thức chuyên môn cho sinh viên. Qua các hoạt động “Ninja hoá” như 48h chuyển động, 7 ngày trải nghiệm, Tháng rèn luyện tập trung…  sinh viên “bỏ túi” nhiều kỹ năng sống tại nhiều môi trường khác nhau, nhanh chóng hoà nhập môi trường mới.

 

Theo Giáo dục & Thời đại

 

Tin tức Liên quan