Lợi thế ngành Ngôn ngữ Nhật tại Đại học FPT

Ngôn ngữ Nhật FPT với những điểm lợi thế mà các trường khác không có được nhiều sinh viên lựa chọn theo học. Nhu cầu nguồn nhân lực biết tiếng Nhật ngày càng tăng cao.

 

Trường top đầu về công nghệ thông tin nhưng Đại học FPT vẫn không ngừng đẩy mạnh đa dạng các khối ngành, trong đó phải kể đến ngành Ngôn ngữ Nhật. Với những lợi thế của mình, Đại học FPT hứa hẹn là lựa chọn số một cho các bạn sinh viên.

 

Ngôn ngữ Nhật trường Đại học FPT với những điểm khác biệt trong phương pháp đào tạo

 

>>> Xem thêm:

 

Tổng quan về ngành Ngôn ngữ Nhật

 

Các doanh nghiệp, công ty Nhật Bản đang thúc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, mở ra những cơ hội việc làm phong phú với mức đãi ngộ tốt, thu nhập cao dành cho người thành thạo tiếng Nhật. Trước thay đổi của kinh tế, Trường Đại học FPT mở ngành Ngôn ngữ Nhật với mong muốn đem đến nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Chương trình đào tạo Ngôn ngữ Nhật của Trường đại học FPT là sự kết hợp của năm khối kiến thức: kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, kỹ năng mềm, ngoại ngữ và định hướng công nghiệp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và kỹ năng mềm để kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

 

Chương trình học được thiết kế linh động (dưới sự cố vấn của Giáo sư Satoshi Miyazaki – Trường sau đại học về ứng dụng ngôn ngữ Nhật Đại học Waseda, Nhật Bản, đồng thời là Giám đốc dự án trường Đại học Việt Nhật ) cho phép sinh viên lựa chọn hướng ngành theo khả năng và sở thích với hai chuyên ngành đang “hot” hiện nay là tiếng Nhật thương mại và tiếng Nhật Công nghệ thông tin… Đặc biệt, sinh viên có cơ hội đi học 1 học kỳ tại Nhật Bản trong giai đoạn OJT - On the Job Training.

 

Cử nhân ngành ngôn ngữ Nhật Bản có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng ứng dụng tiếng Nhật Bản thành thạo để làm việc tại các cơ quan ban ngành của chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, có thể làm việc hiệu quả thông qua việc sử dụng tiếng Nhật trong lĩnh vực Thương mại và Công nghệ Thông tin.

 

Nhu cầu nguồn nhân lực biết tiếng Nhật ngày càng tăng cao khi hàng loạt các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam

 

Triển vọng nghề nghiệp ngành Ngôn ngữ Nhật

 

Trong sự kiện ngày CNTT Nhật Bản 2018, ông Hironobu Kitagawa, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại Hà Nội cho rằng, sự thiếu hụt nguồn nhân lực cùng nhu cầu tăng cao về nhân lực công nghệ mới sẽ mở ra nhu cầu hợp tác rất lớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam trong thời gian tới. Hiện Nhật Bản đã đầu tư 54 dự án thuộc lĩnh vực CNTT, chiếm 19,6% tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam và làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới.

 

Nhật Bản cũng là quốc gia đứng thứ 2 trong số 142 nước đầu tư FDI vào Việt Nam. Hợp tác giao thương giữa Việt Nam – Nhật Bản đang trên đà phát triển. Tập đoàn FPT nói riêng hiện đã là đối tác và đối tác chiến lược của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản như Hitachi, Panasonic, Toshiba, Nissen… Đó là lợi thế dễ thấy nhất của các bạn sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật khi các doanh nghiệp, công ty luôn khát nhân lực và là một cơ hội lớn cho các bạn sinh viên của ngành này.

 

Cử nhân ngành Ngôn ngữ Nhật có thể đảm nhiệm một số công việc sau:

  • Phiên dịch, biên dịch tiếng Nhật: Thực hiện nhiệm vụ biên phiên dịch tiếng tiếng Nhật trong các lĩnh vực kinh doanh, công nghệ thông tin, đào tạo…
  • Điều phối viên/ Chuyên viên/ Thư ký văn phòng/ Trợ lý giám đốc/ Trợ lý đối ngoại: Sử dụng tiếng Nhật Bản để làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành hữu quan của Việt Nam, tổ chức kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam, các doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản…trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, đối ngoại, hợp tác, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế…
  • Quản trị dự án CNTT với Nhật Bản của các công ty CNTT Việt Nam
  • Nghiên cứu viên: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trong các trung tâm, đơn vị nghiên cứu về Nhật Bản học trong và ngoài nước.
  • Giảng dạy: Tham gia vào các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Nếu người học hoàn thành thêm khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm thì có thể tham gia vào giảng dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông trong tương lai, khi tiếng Nhật được đưa vào giảng dạy tại bậc phổ thông.

 

Học Ngôn ngữ Nhật giúp mở ra cơ hội việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp Nhật Bản 

 

>>> Xem thêm:

 

Đại học FPT Khác biệt về đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật

 

  • Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật tại Đại học FPT được thiết kế với sự cố vấn của GS.TS Miyazaki Satoshi - Phó chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học ứng dụng, Giám đốc dự án trường Đại học Việt Nhật. Sinh viên học tập với giáo trình tiếng Nhật bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà xuất bản danh tiếng trên thế giới.
  • Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài, được trang bị thêm tiếng Anh nên có thể làm việc trong các môi trường đa ngôn ngữ.
  • Sinh viên có 1 - 2 học kỳ chuyên ngành tại trường Đại học Kyoto University of Foreign Studies, Shinshu University hoặc Rissho University, Nhật Bản.
  • Sinh viên lựa chọn chuyên ngành theo khả năng và sở thích: tiếng Nhật Thương mại và tiếng Nhật Công nghệ Thông tin.
  • Năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong học kỳ Thực tập tại doanh nghiệp (On the Job Training).
  • Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật còn được trau dồi kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, đàm phán, quản lý thời gian, quản lý tài chính…qua các hoạt động phát triển cá nhân.
  • Có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng kiến thức mới để phục vụ yêu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn.
  • Có thể tiếp tục học sau đại học ở các chuyên ngành trong lĩnh vực: Ngôn ngữ Nhật Bản, Khu vực học, Kinh doanh quốc tế, Quản lý, Giáo dục…tại các trường trong nước hoặc nước ngoài.

 

Quỳnh Trâm

Tin tức Liên quan