Là một trong những đồ án được đánh giá cao khi kết hợp công nghệ và đồ hoạ, Interactive AR book – Cuốn sách diệu kỳ (Thiết kế sách tương tác AR) do Lê Hoàng Kiệt và Nguyễn Thanh Tâm – sinh viên Đại học FPT thực hiện.
Cùng Đại học FPT trò chuyện với trưởng nhóm Lê Hoàng Kiệt để hiểu hơn về đồ án này nhé.
1. Chào Kiệt, chúc mừng nhóm bạn đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Bạn có thể mô tả ngắn gọn về đồ án cho độc giả biết không? Mục tiêu của đồ án là gì? Cảm hứng bắt nguồn từ đâu?
Đồ án mình là một live event về du lịch mang tên là Thảo Điền Vibes. Chúng mình giả sử Traveloka tài trợ cho chúng mình làm campaign du lịch này. Thảo Điền Vibes có 2 phương thức truyền thông là online martketing bao gồm KV, leaflet, móc khoá, các ấn phẩm khác. Martketing offline bao gồm có book có kết hợp công nghệ AR tại booth. Ở đây mọi người có thể trải nghiệm công nghệ AR qua smartphone hoặc tablet.
Mục tiêu của đồ án Thảo Điền Vibes là mang lại trải nghiệm mới và thu hút khách hàng đến với booth của Traveloka trong hội chợ du lịch. Thay vì những poster giấy bình thường, Campaign Thảo Điền Vibes mang lại công nghệ mới đến du khách tương tác tại booth. Cảm hứng chính đến từ lúc mình đến hội chợ du lịch tại công viên 23/9 năm 2019 cầm những poster giấy bình thường và không có gì thu hút, hơn hết là chúng mình là những người đam mê du lịch và khám phá địa điểm mới, nhằm review những địa điểm cho giới trẻ chúng mình đã đặt mục tiêu làm một cuốn sách review một nơi hấp dẫn với tuổi trẻ đó là Thảo Điền quận 2 – Tp.HCM.
2. Theo bạn, điểm nổi bật của cuốn sách tương tác AR trong đồ án này khác gì với những cuốn sách khác trên thị trường?
Về cuốn sách thì bản chất vẫn là cuốn sách bình thường như mọi cuốn sách khác, nhưng mình đã kết hợp cho app học 1 số hình ảnh để nhận diện và khi scan qua sẽ hiện các vật thể 3D và animation khi xuất hiện.
3. Đứng ở vị trí của một đồ án, cuốn sách này được đánh giá khá cao khi ứng dụng xu hướng mới về công nghệ và đồ hoạ. Trong quá trình thực hiện, nhóm bạn có gặp khó khăn gì không?
Khó khăn lớn nhất của chúng mình là trong hơn 3 tháng thời gian quá gấp rút nên còn một số hạn chế về tính năng.
4. 3 tháng cho 1 đồ án, khi đứng trước hội đồng, hẳn là các bạn có chút bối rối. Bạn nhớ nhất ý kiến nhận xét của ai trong hội đồng. Nếu có thêm thời gian hoặc cơ hội làm lại, ban nghĩ mình sẽ bổ sung hay chỉnh sửa thêm phần nào?
Hầu như ra hội đồng mọi người đều cho mình 1 ý kiến duy nhất là kỹ năng thuyết trình. Mình nghĩ rằng tất cả các kỹ năng đều quan trọng như nhau. Mình cảm ơn hội đồng đã góp ý chân thành. Nếu cho mình thêm thời gian mình sẽ cho thêm tính năng khi ở chế độ chờ các vật thể 3D vẫn chuyển động để app sinh động hơn.
5. Kỳ làm đồ án cũng gần như khép lại một thời sinh viên ở Đại học FPT. Bạn có thể chia sẻ kỉ niệm nhớ nhất về kỳ học này hoặc một kỷ niệm đáng nhớ, vui buồn trong quá trình học?
Thời gian trôi qua cũng mau quá, thoáng 1 cái chúng mình đã ra trường. Kỷ niệm vui nhất của mình chắc hẳn là nhóm anh em già khụ của em trong Đại học FPT rồi hội bao gồm những lão làng được coi là già nhất fpt mình cũng nằm trong số đó, thân nhau từ lúc học tiếng anh cho đến bây giờ.
[wpcc-iframe width=”100%” height=”450″ src=”https://qnuni.fpt.edu.vn/Data/Sites/1/media/2019/kv.mp4″ frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture”]
6. Châm ngôn sống của bạn là gì? Nếu có điều lưu luyến ở trường Đại học FPT thì đối với bạn đó là gì?
Châm ngôn sống của mình là “don’t say no, just do it”, mình sẽ không nói mình không làm được mà hãy làm đến khi làm được. Điều lưu luyến tại Đại học FPT của mình là thầy cô và các câu lạc bộ, điều làm nên sự khác biệt của fpt và những trường khác.
HANA (thực hiện)
Ảnh: HANA – PHẠM ĐẠT