Chi tiết Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?

Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào là câu hỏi của phần lớn các bạn trẻ hiện nay quan tâm bởi tính đa dạng ngành học. Tại đại học FPT TP. HCM, có 5 chuyên ngành trong nhóm ngành Quản trị kinh doanh.

 

Đại học FPT TP. HCM đào tạo 5 chuyên ngành bao gồm: Quản trị khách sạn, Quản trị du lịch & lữ hành, Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế và Quản trị truyền thông đa phương tiện. Vậy sự khác biệt chi tiết như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới.

 

Kinh doanh quốc tế

 

Kinh doanh quốc tế hiện đang là chuyên ngành chủ chốt của Ngành Quản trị kinh doanh

 

>>> Có thể bạn quan tâm:

 

 

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường, việc gặp gỡ và giao thương với các nước khác trở nên thường xuyên hơn nên đối với bạn trẻ lựa chọn chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, cơ hội việc làm sẽ rộng mở hơn.

 

Sinh viên chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế sẽ được trang bị kiến thức nền tảng vững chắc về kinh doanh, luật quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh doanh quốc tế và xuất- nhập khẩu, nghiên cứu thị trường và hệ thống phân phối quốc tế, kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, cùng nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế và đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

 

Digital Marketing

 

Digital Marketing ngành học của xu hướng mới

 

Digital Marketing (Marketing số) cung cấp cho sinh viên cơ hội học tập và thực hành sâu không chỉ về Marketing nói chung mà bao gồm cả cách thức áp dụng công nghệ 4.0 trong việc thực hiện các chiến dịch marketing online. Sinh viên sẽ có được cái nhìn tổng quát về kinh doanh dựa trên mạng lưới Internet để từ đó có thể xây dựng được một chiến lược kinh doanh online hoàn chỉnh.

 

Digital Marketing không chỉ là quảng cáo, nó còn là quá trình chạm được vào đúng tệp khách hàng cần hướng tới, vào đúng thời điểm, thông qua những nội dung chuẩn xác, thích hợp và thu hút.

 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẵn sàng ứng tuyển cho các vị trí như:

  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu
  • Giảng dạy, nghiên cứu về Marketing, quản trị Marketing
  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing
  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng

 

Quản trị khách sạn

 

Quản trị kinh doanh có những chuyên ngành nào không thể bỏ qua ngành quản trị khách sạn

 

Từ nền tảng kiến thức về quản trị kinh doanh, chuyên ngành này đi sâu về kỹ năng thực tiễn và kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác quản lý du lịch nói chung, quản trị công ty du lịch, khách sạn – nhà hàng nói riêng. Kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: Lễ tân, Buồng, Ăn uống, Kỹ năng về giám sát và các môn học chuyên ngành hẹp như Quản trị lưu trú, Quản trị nhà hàng và Quản trị hội nghị, hội thảo…  nhằm đào tạo kiến thức cho người học về thị trường kinh doanh khách sạn, các biến động và xu hướng của thị trường giúp cho doanh nghiệp quản lý được sự thay đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh.

 

Chương trình được thiết kế dựa trên các khung đào tạo về Quản trị khách sạn của Thụy Sĩ và Malaysia.

  • Quản trị nhà hàng – khách sạn
  • Quản trị tiền sảnh (Front Office)
  • Quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage)
  • Quản lý bộ phận Buồng phòng (Housekeeping)
  • Quản trị kinh doanh và chăm sóc khách hàng
  • Quản trị nhân sự
  • Quản trị hành chính văn phòng
  • Điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các công ty du lịch
  • Kinh doanh du lịch trong và ngoài nước

 

Ngoài ra, sinh viên được thực hành qua các học phần và học tập tại doanh nghiệp trong giai đoạn OJT. Qua đó góp phần nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm khi tốt nghiệp.

 

Quản trị du lịch & lữ hành

 

Dịch vụ du lịch và lữ hành dành cho những bạn trẻ yêu thích khám phá thế giới

 

Sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thuộc ngành QTKD có cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu về địa lý du lịch, văn hóa, tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế, các nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch. Kết hợp kiến thức và kỹ năng quản trị, sinh viên chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có cơ hội học sâu hơn về các hướng Quản trị lữ hành, Hướng dẫn du lịch, và Quản trị sự kiện.

 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển tại các vị trí:

  • Quản lý, điều hành tại các công ty du lịch, dịch vụ lữ hành
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Chuyên viên các sở, ban ngành về Du lịch
  • Thiết kế, bán tour du lịch
  • Nhân viên Marketing cho dịch vụ du lịch
  • Nghiên cứu, giảng dạy ngành Du lịch, dịch vụ lữ hành
  • Chuyên viên phát triển các dự án du lịch cộng đồng

 

Sinh viên có thể theo học ở trình độ cao hơn về quản trị, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, lữ hành trong và ngoài nước. Có khả năng tiếp thu và học hỏi nhanh chóng kiến thức mới để phục vụ yêu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn.

 

Quản trị truyền thông đa phương tiện

 

Truyền thông đa phương tiện phù hợp với bạn trẻ năng động

>>> Xem thêm:

 

Quản trị truyền thông đa phương tiện cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu rộng về sự kết hợp giữa truyền thông marketing và mỹ thuật đa phương tiện, đi kèm với những ứng dụng về công nghệ thông tin trong thiết kế. Trong giai đoạn chuyên ngành, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hoạt động nghiệp vụ truyền thông cũng như nguyên lý vận dụng công nghệ đa phương tiện vào thực tiễn và trong nghiên cứu. Đến với chuyên ngành này, sinh viên không chỉ được hướng dẫn chi tiết về phương pháp tối ưu hóa các công cụ media mà còn được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các sản phẩm truyền thông cũng như đi sâu vào các khâu tổ chức sự kiện về mặt thực tiễn lẫn lý thuyết.

 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ứng tuyển tại các vị trí:

  • Giám đốc Sản xuất, Giám đốc Sáng tạo, Đạo diễn
  • Biên tập viên báo chí/ đài truyền hình
  • Phóng viên
  • Quản trị truyền thông trực tuyến
  • Chuyên viên sản xuất Video
  • Chuyên viên quản trị mạng xã hội (Admin)
  • Chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng (PR)
  • Chuyên viên Marketing trực tuyến/ quảng cáo
  • Chuyên viên Tổ chức sự kiện

 

Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào đã được giải đáp ở trên. Là ngành học rộng với nhiều chuyên ngành khác nhau, bạn dễ dàng theo lĩnh vực yêu thích để học khi chọn ngành quản trị kinh doanh . Tuy nhiên, cần lựa chọn trường có chất lượng đào tạo chất lượng, đảm bảo khả năng việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

Quỳnh Trâm

Tin tức Liên quan