Bỏ túi bí kíp chọn trường, chọn ngành như ý, sinh viên được trải nghiệm “ơ mây zing gút chóp”

Chọn trường nào, học ngành gì là trải nghiệm làm rối trí với phần lớn học sinh phổ thông. Hãy cùng bỏ túi những bí quyết “nhỏ mà có võ” dưới đây để có thể tìm được một ngành nghề phù hợp nhất với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội nhé.

 

Không chọn theo số đông

Hàng năm ở các trường đại học, cao đẳng có tới cả ngàn sinh viên bị đình chỉ, buộc thôi học hoặc tự xin dừng việc học. Một trong những nguyên nhân là do học sinh phổ thông không được tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp đúng đắn dẫn đến chọn sai ngành, chán nản và kết quả học tập thấp.

Hãy tìm hiểu ngành học có phù hợp với mình không trước khi tìm kiếm thông tin về việc làm, thu nhập

Hiện nay nhiều học sinh chỉ quan tâm tới ngành học nào ra trường dễ tìm việc, thu nhập cao hoặc đi học theo phương châm “ra trường bố mẹ lo hết”. Trong khi việc làm, thu nhập và sự gắn bó với công việc phụ thuộc vào chính năng lực, tư tưởng của mỗi người. Hồ sơ đã nộp, chắc chắn bạn nào cũng có vài phương án cho mình. Các bạn hãy cân nhắc đến sự phù hợp và yêu thích của bản thân để có lựa chọn phù hợp thay vì chọn theo số đông hay chọn theo cảm tính.

Chọn ngành dựa trên đam mê

Hiện nay, đa số học sinh phổ thông và gia đình chọn ngành theo xu thế xã hội. Đây là một hướng đi đúng nhưng chưa đủ bởi trong chọn ngành, trước hết phải dựa trên đam mê của bản thân. Phải có niềm yêu thích thì sinh viên mới có sự gắn bó lâu dài và động lực để phát triển bản thân theo những yêu cầu mà ngành này đặt ra.

Chọn đúng ngành học giúp sinh viên được phát triển trong một môi trường phù hợp, nâng cao kiến thức chuyên môn và tích lũy nhiều trải nghiệm hữu ích

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, cơ cấu ngành nghề cũng có sự biến đổi nhanh chóng dẫn tới nhu cầu nhân lực trong từng vị trí công việc cũng thay đổi. Do đó, nếu chỉ xét tiêu chí nhu cầu lao động tại một thời điểm ngắn hạn sẽ dẫn tới tình trạng chênh lệch cung – cầu do học sinh đổ xô vào một ngành hot.

Bên cạnh đam mê, học sinh phổ thông cũng cần xét tới yếu tố năng lực học tập và tài chính. Nhiều bạn đam mê những ngành “hot hit” như Công nghệ thông tin, Kinh tế đối ngoại, Y khoa… với điểm xét tuyển từ 27,5 trở lên trong khi chỉ đạt mức học lực trung bình thì lựa chọn đó sẽ không phù hợp.

Tuân thủ nguyên tắc chọn ngành trước, chọn trường sau

Trên thực tế, bạn cần biết mình phù hợp với ngành nghề nào thì mới có thể tìm kiếm những ngôi trường phù hợp đang đào tạo ngành đó. Chẳng hạn với ngành Công nghệ thông tin thường phân ra các chuyên ngành phổ biến như: Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An ninh mạng… Đây là một trong những ngành “ngôi sao” của thế giới cũng như Việt Nam và được nhiều trường đại học, cao đẳng đưa vào chương trình đào tạo.

ĐH FPT là một trong những trường ĐH hàng đầu tại Việt Nam đào tạo về Công nghệ thông tin

 

Do một ngành được đào tạo ở nhiều trường khác nhau nên học sinh phổ thông dễ dàng xác định được điểm đến của mình. Nếu điểm không đủ sức vào trường top đầu thì có thể chọn trường top dưới. Đồng thời, quy chế đào tạo hiện nay cho phép sinh viên được chuyển ngành, chuyển trường, trong đó, điểm trúng tuyển đầu vào của sinh viên phải cao hơn (cùng tổ hợp) điểm chuẩn ngành muốn chuyển sang. Nên mỗi bạn hãy cân nhắc kỹ càng và chọn ngành học phù hợp nhất với mình để quãng đời sinh viên sẽ được vùng vẫy với sở trường của mình.

  Theo Yeah 1

 

Tin tức Liên quan