Bí kíp vừa ra trường có việc làm ngay của sinh viên Đại học FPT

05/07/2019

ĐH FPT vốn nổi tiếng với mô hình giáo dục khác biệt, gắn đào tạo với thực tiễn, và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều sinh viên Đại học FPT ngay sau khi ra trường đã có được những công việc đáng mơ ước, thậm chí nhiều bạn kiếm được ngay công việc với mức lương nghìn đô.

 

Được học ngay trong môi trường doanh nghiệp

 

Hồ Vĩnh Thịnh, cựu sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm ĐH FPT, đã từng gây nhiều xôn xao khi ứng tuyển thành công vào một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới – Google và xuất sắc giành được học bổng thạc sĩ 100% tại Đức. Thành quả tự hào này một phần nhờ vào các thành tích xuất sắc mà Thịnh đạt được tại cuộc thi lập trình dành cho sinh viên quốc tế ACM/ ICPC: giải Nhất quy mô toàn quốc các năm 2011 – 2014; giải Nhì khu vực Châu Á 2013; năm 2014, Thịnh và đồng đội có mặt tại vòng Chung kết thế giới được tổ chức ở Yekaterinburg, Nga.

 

Quan trọng hơn cả, Thịnh chia sẻ, chính giảng đường đại học đã chắp cánh ước mơ vươn ra thế giới của anh. Ở ĐH FPT, Thịnh và các bạn không chỉ học lý thuyết mà còn được thực hành rất nhiều. Cụ thể, ngay khi bước vào năm thứ 3, sinh viên ĐH FPT đã được tham gia kỳ học thực tế tại doanh nghiệp (On Job Trainning). Tại đây, sinh viên được tham gia trực tiếp vào các dự án phần mềm đang làm để biết được từng công việc cụ thể, có sự hướng dẫn “cầm tay chỉ việc” của những người có kinh nghiệm. Sau kỳ thực tập, ngoài kiến thức công nghệ mới, sinh viên còn được biết về quy trình làm dự án thực, cách quản lý thời gian, cách lên lịch làm việc tuần, cách nghiên cứu tài liệu…

 

bi-kip-vua-ra-truong-co-viec-lam-ngay-cua-sinh-vien-dai-hoc-fpt (1)

Hồ Vĩnh Thịnh, cựu sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm ĐH FPT, xuất sắc trúng tuyển vào Google.

 

Chính việc học trong một Tổ hợp Giáo dục và Công viên phần mềm tại FPT đã giúp sinh viên như Thịnh có được môi trường thực tế vừa học tập vừa được tham gia vào thực tiễn ngành công nghiệp phần mềm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là nền tảng quan trọng giúp các sinh viên thực sự trở thành nguồn nhân lực giàu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 

Môi trường năng động, giỏi kỹ năng mềm

 

Không chỉ nắm chắc kiến thức chuyên ngành, sinh viên ĐH FPT còn nổi bật trong hơn trong các doanh nghiệp nhờ giỏi kỹ năng mềm, nhanh chóng bắt nhịp với môi trường làm việc.

 

Nguyễn Việt Tú, một cựu sinh viên khóa 10 của ĐH FPT, đã vinh dự được JEIS (JR East Information Systems Company) – một trong những tập đoàn đường sắt lớn nhất Nhật Bản – Japan Railways, chào đón với mức lương 3.000 USD. Tú chia sẻ, nhờ được học tiếng Nhật và trau dồi nhiều kỹ năng mềm tại ĐH FPT, Tú nhanh chóng nắm bắt được công việc tại môi trường làm việc nước ngoài.

 

bi-kip-vua-ra-truong-co-viec-lam-ngay-cua-sinh-vien-dai-hoc-fpt (2)

Nguyễn Việt Tú được công ty Nhật chào đón với mức lương 3.000 USD ngay sau khi ra trường.

 

“Bên cạnh chuyên ngành học kỹ thuật phần mềm, trường cũng kết hợp giảng dạy những kỹ năng mềm như Working in Groups (làm việc nhóm) và Business Communication (giao tiếp trong kinh doanh). Đây là những nội dung rất hay mà trường FPT đã tiên phong giảng dạy và đào tạo giúp các học viên/sinh viên hoàn thiện không chỉ kỹ năng chuyên môn mà còn là phương cách ứng xử để có thể sẵn sàng bước vào môi trường làm việc sau khi ra trường.” – Tú nói thêm về những điều mình tâm đắc với ngôi trường của mình.

 

Chọn cho mình hướng đi đầy thử thách là start-up, Trần Huy Trung, CEO công ty BetterCre Creative Agency – một trong những gương mặt tiêu biểu của cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, chia sẻ: “Bước vào thế giới khởi nghiệp là lúc chúng ta phải tự học thêm rất nhiều kiến thức mới, nếu không có phương pháp và kỹ năng mà các thầy cô tại ĐH FPT đã dạy thì mình đã rất lúng túng và sẽ vất vả hơn rất nhiều”.

 

bi-kip-vua-ra-truong-co-viec-lam-ngay-cua-sinh-vien-dai-hoc-fpt (3)

Trần Huy Trung, cựu sinh viên khóa 5 ĐH FPT, thành công với startup BetterCre Creative Agency.

 

Tại ĐH FPT, Trung được học từ thầy cô phương pháp học và cách tư duy, đặc biệt là cách xác định nguồn thông tin tư liệu quốc tế hiện đại để sống và làm việc như một công dân toàn cầu, không lạ lẫm với những xoay chuyển mỗi ngày của truyền thông quốc tế.

 

Như vậy, nhờ mô hình đào tạo học và làm ngay trong doanh nghiệp, môi trường năng động khuyến khích rèn luyện kỹ năng mềm, sinh viên ĐH FPT ngay sau khi ra trường đã có những bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp.

 

Tổ hợp giáo dục – phần mềm được FPT triển khai rộng khắp các thủ phủ kinh tế, bắt đầu từ Hà Nội và tiếp tục mở rộng mô hình tại các thành phố Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Mới đây nhất là Khu Tổ hợp Giáo dục và Công viên Phần mềm FPT tại Cần Thơ, khai trương giai đoạn 1 ngày 10/8/2018. Sau khi đi vào hoạt động, Khu Tổ hợp sẽ cung cấp nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

 

Theo Dân Trí

Chia sẻ qua: