Bật mí tố chất để trở thành một nhân tài Lập trình từ hot blogger “Tôi đi code dạo”

03/10/2024

Chọn ĐH FPT TP.HCM, hot blogger “Tôi đi code dạo” chắc mẩm sự thông minh và chăm chỉ sẽ khiến anh dễ dàng “cầm đầu” tại trường F. Nhưng đến khi nhập học, gặp gỡ các bạn vừa “đại gia”, vừa học giỏi, vừa siêng năng chẳng kém mình, anh đã bất ngờ như thế nào? 

 

 

Tại talkshow “nghề IT có như lời đồn” chương trình Đường tới ĐH FPT TP.HCM, khách mời Blogger Phạm Huy Hoàng đã thẳng thắn chia sẻ về cái tên Blog cũng như danh xưng “Tôi đi code dạo” vô cùng đặc biệt của mình. “Trước đây khi mình còn là sinh viên, thầy thường dọa đứa nào học hành không chăm chỉ, sau này chỉ có “ra đường code dạo”. Vậy nên, mình quyết định lấy cái tên này để “dằn mặt” với thầy” (cười), anh hóm hỉnh nói. 

Tốt nghiệp THPT, lựa chọn ngành CNTT, Phạm Huy Hoàng “Tôi đi code dạo” dự định sau này sẽ “sống chết” với nghề lập trình game. “Trước đây, mình cũng không biết bản thân có phù hợp với ngành kỹ thuật phần mềm hay không, mình chọn học đơn giản vì đam mê chơi game. Ai ngờ dòng đời đưa đẩy, bây giờ lại gắn bó và rất yêu công việc lập trình của mình”, anh Hoàng thú nhận với “lựa chọn bồng bột” ở tuổi trẻ. 

Hot blogger cũng chia sẻ thêm, trước khi học Kỹ thuật phần mềm tại ĐH FPT TP.HCM, anh từng thi đỗ ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM. Có nhiều lựa chọn là thế, nhưng vì đạt được học bổng của ĐH FPT TP.HCM, đồng thời “thấy chương trình học vui hơn, được miễn các môn Toán Lý Hoá”, nên anh quyết định trở thành sinh viên trường F.

Lúc đó anh nghĩ rằng, với sự chăm chỉ và thông minh của mình, sẽ dễ dàng sở hữu thành tích học tập dẫn đầu trường F. Nhưng thực tế, đến khi nhập học, gặp gỡ các bạn vừa “đại gia”, vừa học giỏi, vừa siêng năng không thua kém mình, anh thực sự rất bất ngờ. Đồng thời, “môi trường học tập cũng khá vui và năng động, được học với tiếng Anh, tiếng Nhật. Vì thế, mình chưa bao giờ hối tiếc với lựa chọn lập trình phần mềm tại ĐH FPT TP.HCM”, anh nói. 

Tại talkshow, tác giả “Tôi đi code dạo” cũng khẳng định, lập trình khá khó, không phù hợp với tất cả mọi người. Bởi mỗi ngành nghề đều có một tính chất đặc thù nhất định, và CNTT cũng không ngoại lệ. Để theo ngành lâu dài cần có nhiều tố chất phù hợp. Với tư thế của một “đàn anh” trong nghề, anh Hoàng cho biết các bạn trẻ muốn học CNTT cần có 4 tố chất quan trọng. 

Mê công nghệ, mê máy tính


Quan trọng nhất đối với các bạn muốn theo đuổi CNTT nói chung, nghề lập trình nói riêng, đó là lòng đam mê và mong muốn chinh phục những thử thách. Các bạn sẽ phải ngồi máy tính từ 5-8 tiếng mỗi ngày. Chính vì thế, niềm đam mê sẽ là chất xúc tác để các bạn trẻ có khả năng vượt qua các trở ngại trong quá trình làm việc để gắn bó lâu dài với ngành IT. 

Có tư duy logic, thích giải đố


Logic là điều quan trọng nhất trong lập trình. Bạn phải có đủ nhạy bén, linh hoạt và khả năng phán xét cao để giải quyết một vấn đề triệt để bằng phương pháp logic. Lập trình cũng giống như giải đố, có tư duy logic mới làm tốt được.

Kiên nhẫn, chịu khó, tỉ mỉ

Nhiều người dễ cảm thấy nhàm chán và nhức đầu khi theo đuổi các đoạn code của chương trình, các vấn đề về debug (gỡ rối) về lỗi, về dấu chấm, dấu phẩy quy ước… “Lập trình cần khá tỉ mỉ, đôi khi chỉ thiếu một dấu chấm, dấu phẩy là hệ thống không chạy được, hoặc phải mất vài tiếng để sửa một lỗi đơn giản”, anh Hoàng nói.

Tò mò, ham học hỏi 

 

 Hai trong số các kỹ năng liên quan đến chuyên môn quan trọng nhất của lập trình viên là: kỹ năng fix bug và kỹ năng tự học. Kiến thức trong ngành CNTT cũng thay đổi thường xuyên, phải ham học hỏi và tò mò cập nhật liên tục mới theo đuổi lâu dài được. Nếu dậm chân tại chỗ sẽ dễ dàng bị đào thải. 

Tuy nhiên, việc quyết định các bạn trẻ có thành công khi theo đuổi nghề lập trình hay không lại chính là niềm đam mê, yếu tố đầu tiên được nhắc đến. Trong khi các tố chất khác có thể trau dồi nếu thiếu, thì niềm đam mê sẽ là động lực để các bạn phát triển bản thân ngày càng phù hợp với ngành học mình đã lựa chọn. 

 

Với kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài nhiều năm, cũng như bằng những tìm tòi của mình, tác giả “Code dạo ký sự” cho rằng, Lập trình phần mềm đang là một ngành “dễ học” khi nhu cầu nhân lực lớn cả ở trong và ngoài nước. 

Lập trình hiện nay lại là xu hướng không thể thiếu, mọi thứ đều cần đến phần mềm. “Công ty khởi nghiệp làm phần mềm, hệ thống hoạt động bằng phần mềm, mọi thứ đều cần có phần mềm. Do đó, cần phải có đội ngũ làm ra, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp phần mềm, gọi chung là lập trình viên”, anh Hoàng nhận định.

 

 

Tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm ĐH FPT TP.HCM, Phạm Huy Hoàng tiếp tục theo học Thạc sĩ Khoa học máy tính tại ĐH Lancaster ở Anh. Là Software Engineer tại Singapore, anh còn được nhiều người biết tới như một hot blogger với “Tôi đi code dạo” – trang blog lập trình nổi tiếng, cán mốc 8 triệu lượt view. Vừa qua, cuốn “Code dạo ký sự” được xuất bản dưới tên tác giả cũng “cháy hàng” trên Tiki. Đồng thời, kênh youtube mang tên hot blogger hiện sở hữu gần 100.000 subscriber.

 

 

Hoàng Nhung

 

Năm 2020, ĐH FPT tuyển sinh các ngành Quản trị Kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản trị Truyền thông Đa phương tiện); Ngôn ngữ AnhNgôn ngữ Nhật; Ngôn ngữ Hàn Quốc; Công nghệ thông tin (Kỹ thuật Phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, IoT, Phần mềm ô tô (dự kiến), Xử lý dịch vụ số (dự kiến), Thiết kế Mỹ thuật số). Dựa trên công cụ tra cứu xếp hạng học tập SchoolRank, trường ĐH FPT sẽ chỉ tuyển TOP50 học sinh trên cả nước theo hình thức học bạ và điểm thi THPT Quốc gia. Ngoài ra, TOP30 có cơ hội tham gia chinh phục học bổng của trường vào ngày 28/6. Thí sinh quan tâm, vui lòng gọi điện 028 73005588 hoặc xem thêm thông tin TẠI ĐÂY

 

 

Ngay từ bây giờ, thí sinh có thể đăng ký để được tư vấn và giành cơ hội trở thành sinh viên Đại học FPT.

 

 

Chia sẻ qua: