Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ cao thì cơ hội và nhu cầu việc làm của ngành Kỹ thuật phần mềm (KTPM) là rất lớn, vậy nên ngành này luôn thu hút đông đảo các bạn trẻ. Không phải ngẫu nhiên mà nó nằm trong top 5 chuyên ngành ‘nóng hổi’ nhất của ngành Công nghệ thông tin. Ngoài ra bạn còn có nhiều cơ hội để thử sức ở các vị trí với mức lương khá hấp dẫn ngày từ khi mới ra trường.
Vậy kỹ thuật phần mềm là gì? Triển vọng nghề nghiệp, mức lương ra sao và những lợi thế khi học chuyên ngành này tại Đại học FPT như thế nào? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới này nhé:
Kỹ thuật phần mềm là gì?
Bạn có biết rằng, những ứng dụng bạn đang sử dụng hàng ngày như: Microsoft Word, Excel, Powerpoint, trình duyệt web Chrome, Firefox,… chương trình chỉnh sửa thiết kế như Photoshop, After Effect, Lightroom, .. thậm chí cả Facebook, Google Search, Zing MP3,… đều là phần mềm.
Kỹ thuật phần mềm là việc thực hiện các thao tác thiết kế, xây dựng, kiểm tra và bảo vệ các phần mềm. Đó chính là công việc mà những người học kỹ thuật phần mềm phải làm.
Những người học kỹ thuật phần mềm sẽ phải viết mô tả và lập trình để máy tính thay thế con người thực hiện các thao tác hay tự động hóa các quy trình trong công việc cũng như hoạt động học tập, vui chơi. Bên cạnh đó, việc kiểm tra và bảo trì các ứng dụng đã được tạo ra cũng là những công việc của người học kỹ thuật phần mềm.
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm này phù hợp cho những bạn nào thích lập trình thuần túy. Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”.
Tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phần mềm có thể lựa chọn cho mình những công việc thú vị như:
Lập trình viên phát triển ứng dụng
Kỹ sư cầu nối
Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
Giám đốc kỹ thuật Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh
Mức lương của ngành kỹ thuật phần mềm?
Theo thống kê của VietnamWorks, nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ Thông tin của Việt Nam đang đạt mức cao nhất trong lịch sử. Việt Nam đang thiếu hụt hơn 500.000 nhân sự IT. Cùng với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã thực sự tạo nên cơn “khát” nhân lực Công nghệ Thông tin.
Mức lương phổ biến của sinh viên mới ra trường từ 8 triệu – 11,2 triệu đồng/ tháng, quản lý từ 22 – 45 triệu đồng/ tháng và từ 67,5 triệu đồng/ tháng trở lên đối với vị trí giám đốc. Mặt bằng chung, mức lương ngành Công nghệ Thông tin luôn nằm trong Top 10 ngành nghề có thu nhập cao nhất.
Ngành kỹ thuật phần mềm học những gì ở Đại học FPT và những lợi thế khi học tại đây?
Tại Đại học FPT, Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất. Hiện tại, sinh viên Đại học FPT đã và đang làm việc, học tập tại các quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore – những thị trường CNTT quan trọng của thế giới. Đây là kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo ngoại ngữ, phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), Chương trình Đào tạo của EC-Council, Học viện Mạng và Phần cứng Jetking (Ấn Độ); với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp CNTT như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco…
Nội dung đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học FPT tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới: không chỉ bao gồm các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT mà còn đào tạo đầy đủ về quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT; cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng và thực hành: thời gian học lý thuyết chiếm chỉ tối đa một nửa thời gian của hầu hết các môn học.
Song song với đào tạo chuyên ngành, đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm, phát triển cá nhân hay giáo dục thể chất. Vovinam, nhạc cụ dân tộc là những “đặc sản” của trường F.
Đăng ký ngành Kỹ thuật phần mềm Đại học FPT